Danh mục

Về nhà!

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 496.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khuôn mặt của người tài xế xe buýt vẫn chưa hết bàng hoàng, gã lắp bắp nói như trần tình với đám đông đang vây kín trước đầu xe: "Tự nhiên ông ta băng ào ra!..." Lại có tiếng kêu thảng thốt trong đó: "Trời ơi! ông thầy giáo Thông đây mà"!Anh giật mình thức dậy, hơi thở dồn dập, mở bừng mắt nhìn vào khoảng không tối đen, hai tay quờ quạng cho đến khi nắm chặt được mép giường mới hoàn hồn, mồ hôi ướt đẫm, đúng lúc chiếc đồng hồ gõ hai tiếng boong... boong... Cảm giác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về nhà! Về nhà! TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ ĐÌNH HẢIKhuôn mặt của người tài xế xe buýt vẫn chưa hết bàng hoàng, gã lắp bắp nói như trầntình với đám đông đang vây kín trước đầu xe: Tự nhiên ông ta băng ào ra!... Lại cótiếng kêu thảng thốt trong đó: Trời ơi! ông thầy giáo Thông đây mà!Anh giật mình thức dậy, hơi thở dồn dập, mở bừng mắt nhìn vào khoảng không tối đen,hai tay quờ quạng cho đến khi nắm chặt được mép giường mới hoàn hồn, mồ hôi ướtđẫm, đúng lúc chiếc đồng hồ gõ hai tiếng boong... boong...Cảm giác hoang mang và lo sợ còn đọng lại, anh mệt mỏi rời khỏi giường, chị vẫn đangsay giấc, không cần bật đèn, anh mò mẫm đi về phía cầu thang, ánh sáng của ngọn đènđường hắt vào qua khe cửa phòng khách, những hình ảnh quen thuộc lờ mờ hiện ra. Anhthở phào! Chưa có gì thay đổi! Mọi thứ vẫn như cũ, không giống nhưtrong giấc mơ anhvừa gặp!...Anh mở toang hai cánh cửa, vài ngọn gió đêm lùa vào, anh thấy nhẹ nhỏm đôi chút. Bộbàn ghế bằng gỗ cẩm lai đã được thay bằng mấy chiếc ghế nhựa tròng trành từ nămngoái, anh chậm rải ngồi xuống, vói tay rót cho mình ly trà nguội ngắt trong chiếc ấm phađâu tựhồi nào. Anh nhấp một ngụm nước, đốt điếu thuốc. Khói thuốc lãng đãng. Anhnhìn theo, tự nhiên bật cười với chính mình… Cái này bác sĩ đang cấm! Đã 6 năm nay, từngày anh ngã bệnh, mấy lần vào cấp cứu, tưởng chết! Giờ thì ăn cũng cấm, uống cũngcấm, làm cũng cấm, mà hút... cũng cấm! Thứ gì cũng cấm! Không biết có ông bác sĩ nàocấm... chết được không?...Còn quá sớm, những âm thanh trong đêm luôn làm anh có cảm giác trơ trọi! Nhà chỉ cóhai vợ chồng, trước đây mọi thứ chủ yếu dựa vào đồng lương dạy học của anh. Đùng mộtcái, 6 năm dài đăng đẳng, anh sống vật vờ với thuốc men là chính, không còn lên lớp nỗithì những đồng tiền dành dụm ít ỏi đi trước. Đồ đạc trong nhà lần lượt theo sau… Maymà những thứ cũ kỹ đó lại trở thành của hiếm và có giá trong thời điểm này, nó giúp anhkéo dài sự chịu đựng thêm một thời gian, tới giờ thì cạn hẳn. Ăn uống tiêu xài thì tiếtkiệm được chứthuốc men thì vô phương! Không lẽ nhịn... uống thuốc! Giờ thì thứ duynhất còn lại mà anh có thể trông cậy vào là căn nhà này…Căn nhà tới anh là đời thứ 3, anh không biết nó có tự lúc nào, chỉ biết khi anh bắt đầu cónhận thức thì nó cũng đã có sẵn ở đó, nó thuộc về anh và anh thuộc về nó như một điềuhiển nhiên gắn chặt, gom góp mọi vui buồn, mọi diễn tiến của cuộc đời anh vào trong đó.Giờ đã gần 60, sống xa căn nhà này thôi đã là điều anh không bao giờ nghĩtới chứ đừngnói tới chuyện bán nhà! Vậy mà anh đã nói với chị cái ý định “tồi tệ” này, nói mà nghemiệng mình đắng nghét, tới tận lúc đi ngủ,anh vẫn không biết có nên nguyền rủa cái bấttài và tấm thân bệnh hoạn của mình chăng?...Anh ngồi yên như vậy, nghe rỏ tiếng chân ghế cọt kẹt mỗi khi anh cựa mình, nghe từngtiếng thở lúc ngắn, lúc dài của mình, chừng như lâu lắm, những điếu thuốc tàn rồi lạicháy. Trời bắt đầu sáng dần, qua những chấn song hàng rào anh nhìn thấy chuyến xe buýtđầu tiên trong ngày đã đậu lại bên kia đường, sinh hoạt đường phố thường ngày quenthuộc lại bắt đầu. Anh uể oải đi lại chỗ chiếc bàn ọp ẹp thay cho cái tủ thờ chín đũa dochính tay thợ Gò Công chạm khắc ngày nào, đốt mấy cây nhang cắm lên đó, những conmắt trong mấy bức ảnh trên bàn thờ như đang nhìn anh soi mói, anh chợt lẩm bẩm chochính mình nghe: Phải chi trời cho tôi đứa con, một đứa thôi thì đỡ khổ biết mấy!...Anh cúi người níu lấy cái chân bàn rồi từ từ ngồi thụp xuống ngũ thiếp đi lúc nào khôngbiết, trong tai vẫn còn nghe văng vẳng câu chuyện của anh và chị ban sáng:- Còn cách nào đâu ông! Bác sĩ nói có tiền mà mổ mới hết bệnh! Không sống được thìôm lấy cái nhà làm gì?- Tôi biết, nhưng tôi không đành bà ơi! Mình có rao bán thì rao kín thôi, đừngđăng báo,treo bảng gì hết, lối xóm mà biết tôi khổ tâm lắm... Hay là mình nhờ mấy chỗ mua bánnhà gì đó được không bà?- Thì tùy ông!... nhà mình mình bán!...ăn trộm ăn cắp gì của ai đâu mà cũng ngại!.Phải đến cả tuần sau, khi mà đã tìm đủ mọi lý do để tự thuyết phục mình, anh chịmớiquyết định đi đến Công ty Địa ốc gần đó. Tiếp anh chị trong căn phòng gắn máy lạnhchạy rì rì mát rượi là một tay ăn mặc khá chải chuốt, nói năng lịch sự. Sau vài câu xã giaovà nhìn qua giấy tờ nhà anh cầm theo, hắn đi thẳng vào vấn đề:- Ông bà cần bán bao nhiêu?Không hiểu sao anh lại nói thật:- Chúng tôi đang gặp khó khăn lại không rành giá cả lắm, anh coi thử mà bán giúp, nhưngđừng làm ồn ào quá...Hắn nhìn lại anh chị như để đánh giá cho chính xác khách hàng của mình rồi nhỏ nhẹ nói:- Nhà lúc này hạ lắm, người bán thì đông, người mua có mấy, tôi đang có 2 căn rao bán,cũng ở gần chỗ ông bà thôi, diện tích cũng gần bằng, lại xây dựng mới, chỉ khác chút xíulà vào hẻm mà giá bán lại rẻ, chỉ hơn 2 ti một căn, tôi nói để ông bà tham khảo, nếu cầnmua thì....- Vậy theo anh....- May là tôi đang có sẵn khách cần mua nhà mặt tiền nh ...

Tài liệu được xem nhiều: