Thông tin tài liệu:
Có thể nói tai họa thứ ba của loài người sau ung thư và tim mạch là sâu răng. Có tới hơn 90% trẻ em trên khắp thế giới mắc bệnh sâu răng, còn với người lớn tỷ lệ này là trên 75%. Ngày càng có nhiều người mang răng giả khi về già. Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do thay đổi mức sống, chế độ ăn, thói quen sinh hoạt và tuổi thọ thì ngày càng tăng, lại thêm thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bệnh sâu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về “tai hoạ thứ 3” của loài người... Về “tai hoạ thứ 3” của loài người... Có thể nói tai họa thứ ba của loài người sau ung thư và tim mạch là sâurăng. Có tới hơn 90% trẻ em trên khắp thế giới mắc bệnh sâu răng, còn với ngườilớn tỷ lệ này là trên 75%. Ngày càng có nhiều người mang răng giả khi về già. Tỷlệ này đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do thay đổi mức sống, chế độ ăn, thóiquen sinh hoạt và tuổi thọ thì ngày càng tăng, lại thêm thiếu kiến thức về chăm sócsức khỏe răng miệng. Bệnh sâu răng thực chất là do sự phân hủy khoáng của răng (các yếu tố vôcơ chủ yếu là canxi) làm mất đi cấu trúc toàn vẹn của răng. Sâu răng có hai loại chính: - Sâu răng trên bề mặt bằng phẳng (gặp ở vùng chân răng và quanh chânrăng). - Sâu răng trên rãnh và khe (gặp ở trên mặt nhai của răng hàm). Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Đầu tiên xuất hiện một vết trắng trên bề mặt răng sau đó tổn thương chuyểnsang màu nâu, bề mặt men răng bắt đầu bị phá hủy. Sự khử khoáng tiến triển vàolớp ngà răng (là mô cứng chiếm phần lớn trong thân răng) tạo thành lỗ hổng. Khilỗ sâu lớn, để lộ các dây thần kinh răng, gây đau, cảm giác đau tăng lên khi ănthức ăn nóng lạnh hoặc chua ngọt. Nếu bệnh tiếp tục thì sâu răng sẽ ăn vào tậnbuồng tủy gây viêm tủy, và cảm giác đau sẽ tăng lên rất nhiều. Trong nhữngtrường hợp nặng thì bệnh sẽ lan tới mô mềm gây ra các bệnh như viêm quanhcuống răng, viêm xương, viêm hạch... nhiều trường hợp biến chứng nhiễm khuẩnhuyết gây tử vong. Ngoài ra bệnh sâu răng còn gây ra tình trạng hôi miệng gây bất tiện chongười bệnh. Chẩn đoán cơ bản là thăm khám lâm sàng, kiểm tra bề mặt răng bằngmắt thường với đèn chiếu sáng và dụng cụ thăm dò. Chẩn đoán này chỉ có thểphát hiện tổn thương lớn và ở vị trí dễ nhận biết. Đối với tổn thương nhỏ và vị tríkhó nhìn thì phải dùng đến Xquang. Nguyên nhân gây bệnh 3 nguyên nhân chính gây nên sâu răng là đường, vi khuẩn và thời gian. Vi khuẩn: Trong miệng chúng ta luôn có một số lượng lớn vi khuẩn. Hailoại vi khuẩn thường gây sâu răng là: Streptococcus mutans và Lactobacilli. Các vikhuẩn này bám vào răng nhờ lớp mảng bám răng. Đường: Các vi khuẩn trên sẽ biến đổi đường thành các acid nhờ quá trìnhlên men. Bình thường nước bọt được tiết ra góp phần rửa trôi đường và vi khuẩnbám lại và để trung hòa acid tiết ra. Nước bọt chính là cơ chế tự bảo vệ của cơ thểkhỏi bệnh sâu răng. Tuy nhiên nếu quá trình lên men xảy ra mạnh mẽ, acid tạo ranhiều sẽ là môi trường thuận lợi cho sự khử khoáng xảy ra, khoáng mất đi hìnhthành khoang và lỗ trên răng. Thời gian: Tính thường xuyên của việc răng tiếp xúc với môi trường acid sẽthúc đẩy quá trình sâu răng. Số lượng đường ăn vào sẽ không quan trọng bằng sốlần ăn đường. Ngoài ba yếu tố trên thì bản thân răng cũng là yếu tố góp phần gây bệnhsâu răng. Đây chỉ là những nhân tố chủ quan. Những răng sữa, răng mới mọc dễ bịsâu hơn những răng khác. Đó là lý do vì sao trẻ em lại rất dễ bị sâu răng. Nhữngngười mắc bệnh di truyền về răng như rối loạn tạo men răng hay sự hóa ngà răngbất thường, làm men răng không còn khả năng bảo vệ răng nữa cũng dễ mắc bệnh.Đối với một số bệnh khác, hay việc dùng một số nhóm thuốc lâu dài gây ra tìnhtrạng khô miệng, giảm tiết nước bọt cũng dễ bị sâu răng. Một số nguyên nhân khác làm cho sâu răng trầm trọng hơn là việc hútthuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ có hại với sức khỏe nói chung mà còn làm tăng tỷlệ mắc bệnh sâu răng, phá hủy men răng làm mất đi thẩm mỹ của răng. Điều trị Với những tổn thương nhỏ, người bệnh tự chữa khỏi bằng một chế độ vệsinh răng miệng hợp lý hoặc có thể sử dụng thêm keo fluor. Fluor có thể giúp ngănngừa quá trình phá hủy răng do nó kết hợp chặt chẽ với yếu tố khoáng trong răng,tăng cường quá trình tái tạo khoáng, bảo vệ men răng tốt hơn với sự khử khoáng.Tuy nhiên flour rất dễ gây ngộ độc khi nuốt, đặc biệt là trẻ em nên phải rất thậntrọng. Việc điều trị những tổn thương lớn thường phức tạp và tốn kém hơn nhiềudo răng không thể khôi phục hoàn toàn được. Phương pháp điều trị thường gặp làhàn răng. Trước khi hàn, nha sĩ sẽ lấy đi phần răng sâu (phần răng đã bị biến đổivà trở nên mềm hơn) sau đó dùng các vật liệu trám để bít lại. Các vật liệu trámthường dùng là: hỗn hợp nhựa compotise, sứ, vàng. Một số trường hợp đã bị viêmtủy răng thì phải dùng đến phép điều trị ống chân răng (Root Canal): lấy hết phầntủy đi, tạo ống chân răng sau đó lấp kín bằng một loại nhựa két (gulla – percha).Khi đó răng sẽ không còn có các tế bào sống nữa. Biện pháp cuối cùng là nhổrăng. Việc nhổ răng sâu chỉ khi răng đó bị phá hủy nhiều và không thể hồi phục. Phòng ngừa Việc phòng ngừa sâu răng bao gồm các biện pháp cụ thể sau: Vệ sinh răng miệng: Bao gồm việc chải răng và dùng chỉ nha khoa hàngngày. ...