Danh mục

Về thăm lại cố đô xưa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huế từ xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ "Ðàng Trong" và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.Kinh thành Huế - tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500 ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về thăm lại cố đô xưaVề thăm lại cố đô xưaTìmNhanh! - Huế từ xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọn làmthủ phủ của xứ Ðàng Trong và chính thức trở thành kinh đôdưới triều Tây Sơn.Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc vàthắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận làdi sản văn hoá thế giới.Kinh thành Huế - tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựngtrên một mặt bằng diện tích hơn 500 ha và được giới hạn bởi 3 vòngthành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành vàTử Cấm Thành.Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng haihòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tốphong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảovệ Cố đô.Kinh Thành Huế: Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau nàyđược vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó cácvua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điệnvà các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thànhhiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựnglớn nhỏ.Kinh thành hình vuông với chu vi 10km, cao 6,6m, dày 21m, gồm có10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháođài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn BìnhÐài gọi là Thái Bình Môn.Hoàng Thành (Ðại Nội): Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt cáccơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đãquá cố. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m,xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửađể ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi. Ðại Nội gồm cóhơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực:Từ Ngọ Môn đến Điện Thái Hoà: nơi cử hành các lễ lớn của triềuđình.Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và Điện Phụng Tiên:nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn.Phủ Nội Vụ: nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng chohoàng gia.Vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơiđùa.Tử Cấm Thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưngĐiện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua.Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72m xây bằnggạch, dày 0,72m, chu vi khoảng 1.230m, phía trước và phía sau dài324m, trái và phải hơn 290m, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớnnhỏ và có 7 cửa ra vào. Ðại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉdành cho vua đi vào. Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày). CànThành (nơi vua ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi).Duyệt Thị Ðường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), TháiBình Lâu (nơi vua đọc sách)…Ngoài ra Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn.Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳcông tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩtươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.Cố đô Huế với sông Hương, núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăngtẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đâyđang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng gópcông sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãimãi là di sản văn hoá của nhân loại.

Tài liệu được xem nhiều: