Danh mục

Về tiêu chí nước công nghiệp trong điều kiện hiện nay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.18 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất về các tiêu chí và chỉ tiêu định lượng nêu trên là để xác định “nước công nghiệp” hay “nước công nghiệp (theo hướng) hiện đại”. Nhưng còn một vấn đề nữa là như thế nào thì được coi là “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”? Đây là vấn đề hiện còn rất ít tài liệu đề cập đến. Theo ngữ nghĩa của từ, một nước “về cơ bản là nước công nghiệp” thì đương nhiên chưa hoàn toàn là nước công nghiệp, nhưng dưới mức chuẩn đến đâu thì chấp nhận được? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về tiêu chí nước công nghiệp trong điều kiện hiện nay VỀ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY PGS TS Bùi Tất Thắng Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa đất nước trở nên thịnh vượng, văn minh, gia nhập nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển là xu thế chung của các nước trên thế giới và là khát vọng của nhiều nước đang phát triển trong nhiều thập niên qua. Ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa đã được nêu ra như một nhiệm vụ trung tâm từ Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960). Trải qua gần 60 năm thực hiện công nghiệp hóa, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng sự nghiệp công nghiệp hóa vẫn chưa hoàn thành, nước ta chưa trở thành nước công nghiệp. Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này, từ Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đến nay, Đảng ta liên tục khảng định nhiệm vụ “phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” vào năm 2020. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được Đại hội XI của Đảng thông qua (2011) khẳng định: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội XII của Đảng (1/2016) điều chỉnh lại là “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” và nêu nhiệm vụ nghiên cứu “xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. I. Công nghiệp hóa và nước công nghiệp Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa đất nước trở nên thịnh vượng, văn minh, gia nhập nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển là xu thế chung của các nước trên thế giới, và là khát vọng của nhiều nước đang phát triển trong nhiều thập niên qua. Cho tới nay, các nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì rất nhiều, nhưng về lý thuyết lại vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng, thống nhất về một quốc gia được coi là nước công nghiệp. Một cách trực quan, có thể hiểu rằng, nước công nghiệp là nước đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Vậy thế nào là công nghiệp hóa? Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng chưa hoàn toàn có sự nhất trí về cách hiểu thế nào là công nghiệp hóa. Nhưng về đại thể có hai cách hiểu về khái niệm công nghiệp hóa như sau: - Theo nghĩa rộng, công nghiệp hoá là sự tiếp tục phổ biến cách thức tổ chức sản xuất theo lối công nghiệp ra tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, tức là một quá trình phát triển công nghiệp ngày càng tiến bộ hơn, vẫn đang diễn ra hiện nay và sẽ còn diễn ra trong một thời gian dài trong tương lai ở tất cả mọi nền kinh tế. Theo cách hiểu này, công nghiệp hóa được hiểu gần giống với khái niệm “hiện đại hóa” nền kinh tế, và vì thế, đó là quá trình phát triển công nghiệp liên tục ngày càng tiên tiến hơn, ngay cả với một nền kinh tế có công nghiệp đã khá phát triển. 52 - Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hoá được hiểu chỉ như là một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển xã hội, một thời kỳ mà trong đó diễn ra quá trình biến nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất công nghiệp, trên cơ sở thay thế lao động thủ công bằng máy móc. Do bản chất của phương thức sản xuất công nghiệp gắn liền với kỹ thuật sản xuất tiên tiến, với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại, nên trình độ công nghệ - kỹ thuật của lối sản xuất công nghiệp thời kỳ sau bao giờ cũng cao hơn (tiến bộ hơn, hiện đại hơn) thời kỳ trước. Vì vậy, để nhấn mạnh yêu cầu về mức độ “hiện đại” của công nghệ - kỹ thuật của sản xuất theo lối công nghiệp của những nước CNH sau, khái niệm HĐH được sử dụng cặp đôi với khái niệm CNH, và đôi khi được dùng chỉ như một khái niệm: “CNH, HĐH”! Tuy có hai cách hiểu về công nghiệp hóa như trên, nhưng khi bàn tới các chính sách, mô hình… công nghiệp hóa, hầu hết các nhà nghiên cứu đều dựa trên cách hiểu công nghiệp hoá theo nghĩa hẹp, bởi tính thực tế và thiết thực của cách tiếp cận. Những nước công nghiệp phát triển, cho đến nay, đều đã trải qua quá trình công nghiệp hóa. Từ nay về sau, với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, nhất là sự xuất hiện của CMCN 4.0 và quá trình toàn cầu hóa, một nước nông nghiệp lạc hậu muốn tiến lên trở thành một nước công nghiệp phát triển (mới), có dứt khoát cần phải đi qua con đường CNH hay không, còn là vấn đề tranh cãi. Nhưng nói một cách chặt chẽ thì, có lẽ chỉ trừ rất ít trường hợp ngoại lệ, còn về cơ bản, hầu hết những nước nông nghiệp lạc hậu muốn tiến lên trở thành một nước công nghiệp phát triển (mới), hiện chưa có con đường nào thay thế hoàn toàn con đường CNH, chí ít thì cũng ở khoảng thời gian ta có thể nhìn thấy được. Lịch sử CNH của những nền kinh tế đã hoàn thành quá trình CNH cho thấy rằng: so với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước, thời kỳ CNH chỉ là một giai đoạn lịch sử đặc biệt nhất định; nghĩa là có khởi đầu và có kết thúc. Nội dung của giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy là: biến nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất công nghiệp, chuyển từ kỹ thuật sản xuất thủ công sang sản xuất chủ yếu bằng máy móc. Mức độ dài ngắn của quá trình CNH ở các nước không giống nhau, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Với những nước đi tiên phong trong quá trình CNH (những nước CNH kiểu cổ điển), quá trình CNH về cơ bản kéo dài hàng trăm năm. Lý do chủ yếu mang tính khách quan nhiều hơn, do phải trả giá cho sự “dò đường”, xét về mọi phương diện. Những nước đi sau phân thành nhiều loại: một số ít thành công với thời gian chỉ vài ba thập kỷ, nhiều nước khác mãi đến nay vẫn còn đang là những nước “nghèo nàn, lạc hậu”. Cũng có ý kiến cho rằng, ngày nay, cùng với sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức, nhiều nước dường như không đặt vấn đề CNH nữa. Thay vào đó, họ nhấn mạnh nhiều hơn đến quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. 53 ...

Tài liệu được xem nhiều: