Danh mục

Vệ tinh nhân tạo và đời sống trên Trái Đất

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.62 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 4.10.1957, Liên Xô (trước đây) phóng Sputnik 1 - vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất. Đó là một quả cầu kim loại đường kính 58 cm, nặng 83 kg và có máy phát vô tuyến ở tần số 27 MHz.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vệ tinh nhân tạo và đời sống trên Trái Đất Vệ tinh nhân tạo và đời sống trên Trái Đất Ngày 4.10.1957, Liên Xô (trước đây) phóng Sputnik 1 - vệ tinh nhân tạođầu tiên của Trái đất. Đó là một quả cầu kim loại đường kính 58 cm, nặng 83kg và có máy phát vô tuyến ở tần số 27 MHz. Thông qua 4 ăngten roi ở bênngoài, Trái đất đã liên lạc được với vệ tinh bằng sóng điện từ, máy thu nghetiếng bip bip rất rõ. Vệ tinh này bay vòng quanh trái đất, dần dần hạ thấp vàsau 92 ngày đã vào khí quyển và bốc cháy. Một tháng sau khi phóng Sputnik 1,Liên Xô phóng Sputnik 2 nặng 500 kg, mang theo sinh vật là chó Laika. Vệtinh này bay quanh trái đất nhiều vòng và đến năm 1958 mới bay vào khíquyển và bốc cháy. Như vậy, cách đây hơn 50 năm, Liên Xô đã thành công trong việc đưa máymóc và sinh vật lên vũ trụ, một sự kiện làm chấn động cả thế giới. Nhưng ngày nay,có đến 26.000 vệ tinh nhân tạo lớn nhỏ đang hoạt động trên bầu trời chưa kể là cóđến 23.000 vật thể đã được con người đưa lên không trung nhưng sau đó bị bỏ đikhông sử dụng và trở thành rác trong vũ trụ. Đó là các vệ tinh đã hoàn thànhnhiệm vụ, hoặc hết năng lượng, hoặc đi chệch đường không điều khiển được hoặclà phần còn lại của tên lửa đẩy sau khi hết nhiên liệu. Rất khác với 50 năm trước, ngày nay cuộc sống của cư dân trên mặt đất hànggiờ, hàng phút phụ thuộc vào các vệ tinh bay trên bầu trời. Ví dụ như: - Thời tiết được dự báo trước một vài ngày, thậm chí cả tuần là nhờ có mộthệ thống các vệ tinh khí tượng từ trên cao thường xuyên chụp ảnh, đo đạc gió, ápsuất… gửi về các trạm thu ở mặt đất, rồi các trạm này lại nhờ vệ tinh viễn thông gửisố liệu đi khắp nơi để các đài địa phương tính toán, xử lý, dự báo chi tiết cho địaphương. Hàng triệu người trên Trái đất đã có thói quen xem tivi với ảnh các đámmây và các xoáy bão khi có bão… tất cả đều là do vệ tinh đem lại. - Một số tờ báo, tạp chí, đặc biệt là bản tin tài chính phát hành rất nhanh, kịpthời ở nhiều nơi trên thế giới là nhờ từ toà soạn chế bản xong được gửi qua vệ tinhđến những cơ sở ở các địa phương để in và phát hành tại địa phương đó. - Chương trình truyền hình của nhiều đài truyền hình trên thế giới đượcphát lên vệ tinh, truyền hình cáp ở từng địa phương thu các chương trình từ vệtinh gửi đến và đưa qua cáp truyền hình truyền đến những gia đình đăng ký sửdụng. Sự kiện gì, ở địa phương nào được truyền hình trực tiếp thì khắp nơi trênthế giới có thể trực tiếp theo dõi từ tivi nhà mình. - Nhờ vệ tinh mới có hệ định vị toàn cầu GPS, ở đâu, bất cứ giờ nào có máythu GPS là có thể biết ngay mình đang ở vị trí nào, địa chỉ mình muốn đến ở vị trínào trên bản đồ, đi đến đó theo đường nào là ngắn, tốt nhất… Có GPS không nhữngtheo dõi được máy bay, tàu thuỷ, xe cộ… di chuyển như thế nào, mà còn theo dõiđược sự di cư của động vật, điều khiển tên lửa, đầu đạn… đến chính xác mục tiêumà không bị ảnh hưởng của thời tiết. - Máy bay lâm nạn, rơi ở rừng rậm, tàu thuỷ bị sự cố ở giữa đại dương… nhờtín hiệu cứu nguy khẩn cấp gửi lên vệ tinh, rồi từ vệ tinh thông báo ngay cho các bộphận cứu nạn kịp thời ứng phó. Khó có thể nói được đời sống bình thường ngày nay trên Trái đất sẽ ra saonếu không có vệ tinh ở trên trời hoạt động. Nước ta cũng đã đầu tư trên 300 triệuUSD để thuê phóng Vinasat-1, đây là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên củaViệt Nam. Vệ tinh đã trở thành rất phổ thông trong đời sống hàng ngày. Chúng tasẽ lần lượt tìm hiểu một số vấn đề xung quanh vệ tinh như: Làm thế nào phóngđược vệ tinh lên quỹ đạo; các quỹ đạo của vệ tinh và độ cao; quỹ đạo địa tĩnh. Vệtinh địa tĩnh; bên trong các loại vệ tinh và nhiệm vụ; dự án thang vũ trụ. Phóng vệ tinh nhân tạo như thế nào Cho đến nay, muốn phóng vệ tinh nhân tạo phảidùng tên lửa hoạt động theo nguyên tắc phản lực: Nhi ênliệu của tên lửa cháy phụt xuống dưới, đẩy tên lửa mangtheo vệ tinh bay lên trên. Thoạt đầu, tên lửa phải xuyên qua lớp khí quyểnđầy không khí, bị cọ xát rất nhiều. Sau lớp khí quyển dàyđộ 200 km, không khí loãng hơn rất nhiều, đồng thời xamặt đất hơn nên lực hấp dẫn của Trái đất cũng yếu hơn,tên lửa có thể đi xa mà tiêu tốn ít năng lượng. Tuỳ theo mục đích sử dụng vệ tinh, mỗi tên lửa mang vệ tinh có một hànhtrình định sẵn, được tính toán sao cho đạt được mục tiêu nhưng chi phí nhiên liệulà hợp lý nhất. Muốn vậy, bản thân trong tên lửa phải có hệ thống quán tính dẫnđường IGS (inertial guidance system) để tự động điều chỉnh sao cho tên lửa điđúng theo hành trình đã định. Hai bộ phận quan trọng của hệ dẫn đường IGS là conquay định hướng và máy đo gia tốc. Con quay định hướng là một động cơ có khốilượng nhất định quay rất nhanh đặt trên một giá treo linh động theo mọi hướng.Đặc điểm của con quay là bảo toàn hướng quay ban đầu, nên khi tên lửa baynghiêng qua nghiêng lại… thì trục con quay vẫn giữ nguyên hướng ban đầu nhưkhi ở trên mặt đất. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: