Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 239.27 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) tăng trưởng “phi mã” trong thời gian gần đây, liệu có hay không các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán để thu hút nhà đầu tư (NĐT) và làm tăng giá trị thị trường của công ty? Bài viết xin đi sâu phân tích khả năng nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận và đề xuất vận dụng một cơ chế chặt chẽ hơn về trình bày và công bố báo cáo tài chính (BCTC) để thông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) tăng trưởng “phi mã” trong thời gian gần đây, liệu có hay không các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán để thu hút nhà đầu tư (NĐT) và làm tăng giá trị thị trường của công ty? Bài viết xin đi sâu phân tích khả năng nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận và đề xuất vận dụng một cơ chế chặt chẽ hơn về trình bày và công bố báo cáo tài chính (BCTC) để thông tin tài chính phản ánh trung thực, khách quan hoạt động kinh tế. Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây hối thúc các nhà quản lý can thiệp để giảm nhiệt cho thị trường bằng một số biện pháp hành chính. Các nhà chuyên môn đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau về sự tăng giá “phi mã” của các cổ phiếu, như Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ trao PNTR cho Việt Nam, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, NĐT nước ngoài “mua mạnh”, hiệu quả và tăng trưởng cao của các công ty,… Bên cạnh đó, đầu tư theo hướng “phong trào” cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chứng khoán (CK) sốt ảo đến ‘cả các bà nội trợ cũng mua cổ phiếu’. Hiện tượng này cho thấy NĐT cá nhân (và ngay cả một số NĐT thể chế) trên TTCK chưa lĩnh hội đủ các kiến thức cơ bản về đầu tư CK để có thể đánh giá các danh mục đầu tư. Việc các NĐT cá nhân đổ xô đi học các lớp CK cấp tốc minh chứng cho hiện tượng này. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần “lôi kéo” các NĐT là hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của các công ty niêm yết. Các NĐT có xu hướng đầu tư vào những công ty làm ăn có hiệu quả và có triển vọng tăng trưởng cao. Lợi nhuận (hay cổ tức) là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị thị trường của cổ phiếu. Và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vào thời điểm 19/01/2007, nhiều tờ báo đã nêu hiện tượng có một số cá nhân cung cấp thông tin “nội gián” giúp cho một vài NĐT trục lợi trên TTCK. Vì lợi nhuận là một nhân tố quyết định đến giá cổ phiếu nên các NĐT luôn băn khoăn câu hỏi liệu lợi nhuận có được báo cáo trung thực hay không? Trong bối cảnh của thị trường trong thời gian qua, liệu các công ty có “bắn tín hiệu” thuận lợi (báo cáo lợi nhuận cao hơn thực tế) cho NĐT để làm tăng giá trị thị trường của công ty. Một khi lợi nhuận được báo cáo không trung thực, NĐT sẽ bị đánh lừa và sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường (như trường hợp của công ty năng lượng Enron ở Mỹ năm 2002). Vấn đề này không được các chuyên gia đưa ra trong giải thích biến động gần đây của TTCK Việt Nam. Khả năng thực hiện một báo cáo lợi nhuận “linh hoạt” Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng được trình bày trong BCTC (báo cáo kết quả kinh doanh). Một cách chung nhất, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ chi phí. Cũng như các chỉ tiêu khác, việc trình bày (tính toán) lợi nhuận phải tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép nhà quản trị thực hiện một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích cho công ty (chẳng hạn nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị trường) và cho chính họ (tiền thưởng tính trên hiệu quả kinh doanh), nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp lý. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý thường được biết đến (trong thực tế ở các TTCK phát triển cao) bằng những cụm từ “thổi phồng lợi nhuận”, “xào nấu số liệu”, “nghệ thuật tính toán kết quả”; trong khoa học, hành vi này thường được gọi là quản trị lợi nhuận. Việc làm “méo mó” số liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Dưới đây là tổng hợp các phương án có thể được vận dụng để tính toán lợi nhuận “hành vi”. Lựa chọn phương pháp kế toán: Lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận lợi nhuận). Lựa chọn một (hoặc một số) phương pháp kế toán cho phép ghi nhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ và ngược lại. Trong chế độ kế toán doanh nghiệp, tồn tại một số phương pháp có thể được vận dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí: Ghi nhận doanh thu: doanh nghiệp có thể vận dụng phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng ; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước, đích danh) ảnh hưởng đế ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ; Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ. Mỗi một phương pháp khấu hao (đường thẳng, tỷ lệ sử dụng, số dư giảm dần có điều chỉnh) cho chi phí khấu hao khác nhau. Cần lưu ý rằng, phạm vi của lựa chọn này khá hạn chế. Vận dụng các phương pháp kế toán: chế độ kế toán cũng cho phép doanh nghiệp được phép vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí. Việc chuyển dịch về sau (hoặc ghi nhận sớm hơn) một số loại chi phí sẽ làm giảm (hoặc tăng) chi phí của niên độ hiện hành. Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân bổ cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp). Lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính các khoản chi phí, doanh thu: Nhà quản trị doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm và cách thức ghi nhận các sự kiện có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ. Chẳng hạn, thời điểm và mức ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) tăng trưởng “phi mã” trong thời gian gần đây, liệu có hay không các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán để thu hút nhà đầu tư (NĐT) và làm tăng giá trị thị trường của công ty? Bài viết xin đi sâu phân tích khả năng nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận và đề xuất vận dụng một cơ chế chặt chẽ hơn về trình bày và công bố báo cáo tài chính (BCTC) để thông tin tài chính phản ánh trung thực, khách quan hoạt động kinh tế. Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây hối thúc các nhà quản lý can thiệp để giảm nhiệt cho thị trường bằng một số biện pháp hành chính. Các nhà chuyên môn đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau về sự tăng giá “phi mã” của các cổ phiếu, như Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ trao PNTR cho Việt Nam, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, NĐT nước ngoài “mua mạnh”, hiệu quả và tăng trưởng cao của các công ty,… Bên cạnh đó, đầu tư theo hướng “phong trào” cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chứng khoán (CK) sốt ảo đến ‘cả các bà nội trợ cũng mua cổ phiếu’. Hiện tượng này cho thấy NĐT cá nhân (và ngay cả một số NĐT thể chế) trên TTCK chưa lĩnh hội đủ các kiến thức cơ bản về đầu tư CK để có thể đánh giá các danh mục đầu tư. Việc các NĐT cá nhân đổ xô đi học các lớp CK cấp tốc minh chứng cho hiện tượng này. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần “lôi kéo” các NĐT là hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của các công ty niêm yết. Các NĐT có xu hướng đầu tư vào những công ty làm ăn có hiệu quả và có triển vọng tăng trưởng cao. Lợi nhuận (hay cổ tức) là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị thị trường của cổ phiếu. Và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vào thời điểm 19/01/2007, nhiều tờ báo đã nêu hiện tượng có một số cá nhân cung cấp thông tin “nội gián” giúp cho một vài NĐT trục lợi trên TTCK. Vì lợi nhuận là một nhân tố quyết định đến giá cổ phiếu nên các NĐT luôn băn khoăn câu hỏi liệu lợi nhuận có được báo cáo trung thực hay không? Trong bối cảnh của thị trường trong thời gian qua, liệu các công ty có “bắn tín hiệu” thuận lợi (báo cáo lợi nhuận cao hơn thực tế) cho NĐT để làm tăng giá trị thị trường của công ty. Một khi lợi nhuận được báo cáo không trung thực, NĐT sẽ bị đánh lừa và sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường (như trường hợp của công ty năng lượng Enron ở Mỹ năm 2002). Vấn đề này không được các chuyên gia đưa ra trong giải thích biến động gần đây của TTCK Việt Nam. Khả năng thực hiện một báo cáo lợi nhuận “linh hoạt” Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng được trình bày trong BCTC (báo cáo kết quả kinh doanh). Một cách chung nhất, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ chi phí. Cũng như các chỉ tiêu khác, việc trình bày (tính toán) lợi nhuận phải tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép nhà quản trị thực hiện một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích cho công ty (chẳng hạn nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị trường) và cho chính họ (tiền thưởng tính trên hiệu quả kinh doanh), nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp lý. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý thường được biết đến (trong thực tế ở các TTCK phát triển cao) bằng những cụm từ “thổi phồng lợi nhuận”, “xào nấu số liệu”, “nghệ thuật tính toán kết quả”; trong khoa học, hành vi này thường được gọi là quản trị lợi nhuận. Việc làm “méo mó” số liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Dưới đây là tổng hợp các phương án có thể được vận dụng để tính toán lợi nhuận “hành vi”. Lựa chọn phương pháp kế toán: Lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận lợi nhuận). Lựa chọn một (hoặc một số) phương pháp kế toán cho phép ghi nhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ và ngược lại. Trong chế độ kế toán doanh nghiệp, tồn tại một số phương pháp có thể được vận dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí: Ghi nhận doanh thu: doanh nghiệp có thể vận dụng phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng ; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước, đích danh) ảnh hưởng đế ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ; Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ. Mỗi một phương pháp khấu hao (đường thẳng, tỷ lệ sử dụng, số dư giảm dần có điều chỉnh) cho chi phí khấu hao khác nhau. Cần lưu ý rằng, phạm vi của lựa chọn này khá hạn chế. Vận dụng các phương pháp kế toán: chế độ kế toán cũng cho phép doanh nghiệp được phép vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí. Việc chuyển dịch về sau (hoặc ghi nhận sớm hơn) một số loại chi phí sẽ làm giảm (hoặc tăng) chi phí của niên độ hiện hành. Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân bổ cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp). Lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính các khoản chi phí, doanh thu: Nhà quản trị doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm và cách thức ghi nhận các sự kiện có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ. Chẳng hạn, thời điểm và mức ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 423 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Vietnam Law on tendering- Luật đấu thầu
35 trang 377 0 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 305 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 292 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0