Danh mục

Về tư tưởng giáo dục Arixtốt

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.40 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta đã biết rõ về Arixtốt với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại, khối óc bách khoa nhất trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người đặt nền móng cho logic học. Nhưng có lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về tư tưởng giáo dục Arixtốt Về tư tưởng giáo dục Arixtốt Người ta đã biết rõ về Arixtốt với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổđại, khối óc bách khoa nhất trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người đặt nềnmóng cho logic học. Nhưng có lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục,người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trịhọc và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mụcđích của giáo dục, về hệ thống giáo dục v à sư phạm học... Về vai trò, mục đích của giáo dục Theo quan niệm thông thường, mọi sự giáo dục, dù công khai hay không côngkhai, đều hướng tới một lý tưởng nhân đạo Nhưng đối với Arixtốt, giáo dục như là cứucánh của con người, của nhân loại, là điều kiện rất quan trọng để cá nhân hoà đồng vớixã hội. Arixtốt cho rằng tài sản tối cao mà mọi người đều mong ước, đó là hạnh phúc.Nhưng con người hạnh phúc của Arixtốt không phải là con người hoang dại, không phảilà con người ở tình trạng tự nhiên, mà là con người được giáo dục, con người sungsướng, sống tốt, có đạo đức ông tự đặt câu hỏi: Có phải hạnh phúc là một cái gì có thểhọc được hay thu nhận được qua tập quán, qua các cuộc tập dượt, hoặc cuối cùng, cóphải hạnh phúc đến với chúng ta do sự chia sẻ của một ơn huệ thần thánh nào đó hay chỉlà do sự may rủi. Arixtốt cho rằng, ở con người có hai phẩm hạnh cơ bản là phẩm hạnh trí tuệ vảphẩm hạnh luân lý. Phẩm hạnh trí tuệ phụ thuộc phần lớn vào học vấn đã tiếp thu được,cả cho sự sản sinh, sự lớn lên và do vậy, phẩm hạnh ấy cần đến kinh nghiệm và thờigian. Còn phẩm hạnh luân lý là sản phẩm của tập quán và do vậy, không có một phẩmhạnh luân lý nào được sản sinh do tự nhiên (mang tính bẩm sinh). Ông viết: Người tamuốn trở thành người tất thì phải tiếp nhận một sự giáo dục và các tập quán của conngười tất. Như vậy, trong quan niệm của Arixtốt, phẩm hạnh trí tuệ được hình thành thôngqua giáo dục, còn phẩm hạnh luân lý được hình thành thông qua tập quán và do vậy,ngay từ khi còn nhỏ, con người cần được giáo đục cả về kiên thức và tập quán của loàingười. Arixtốt cho rằng ba yếu tố làm cho con người trở thành người tất và đạo đức là: tưchất, tập quán và lý trí (raison). Con người, theo ông ngay từ khi sinh ra đã có tư chấtcủa một con người, đã có một số khuynh hướng phát triển về thể xác và tinh thần.Nhưng cũng có nhiều phẩm chất (năng khiếu) vốn có ở con người lại chẳng có lợi ích gìcho con người, bởi các tập quán mà người ta tiếp nhận được từ giáo dục trong gia đìnhvà xã hội đã làm biến đổi chúng, thậm chí còn làm cho chúng mất hẳn. Hơn nữa, dướitác động của các tập quán, một số phẩm chất thuộc về bản chất cơ thể đã quay hướng vềcái tất nhất hay cái xấu nhất. Ngoài tư chất, tập quán, con người còn sống bằng lý trí vàchỉ có con người mới có lý trí. Khi tư chất (năng khiếu) của con người được lý trí thuyếtphục theo một xu hướng khác, nghĩa là thông qua giáo dục, thì nó sẽ tất hơn cái năngkhiếu bấm sinh vốn có ở con người. Do đó, sự kết hợp hài hoà cả ba yếu tố (tư chất, tậpquán và lý trí) trong con người là rất cần thiết. Với quan niệm đó, Arixtốt cho rằng, để đạt đến hạnh phúc, đến sự hoàn thiện, conngười phải có một số năng khiếu (khuynh hướng) nhất định ngay từ khi còn nhỏ. Nhưngcái đó chưa đủ. Phải thông qua giáo dục thì hạnh phúc tiềm tàng mới trở thành hiệnthực. Tương tự như vậy, ông cho rằng, chỉ có thông qua giáo dục, con người mới cóđược các phẩm chất và sự khôn ngoan và do vậy nó cần phải học nghệ thuật sống. Trong triết lý giáo dục Arixtốt, giáo dục hướng đến sự thư nhàn chiếm vị trí trungtâm và đó là khâu chủ yếu của việc giáo dục nghệ thuật làm người. Theo Arixtốt, conngười chỉ có được hạnh phúc thực sự khi có được sự thư nhàn. Sự thư nhàn mà Arixtốtnói đến ở đây không đồng nghĩa với sự rong chơi, đó là tài năng của con người trongviệc sử dụng một cách tự do thời gian của mình. Và sự tự do là mục tiêu cuối cùng củagiáo dục, bởi con người không thể có hạnh phúc khi không có tự do, sự tự do được thựcthi trong chiêm nghiệm, hoặc trong hoạt động triết học, tức là trong sự hoạt động của ýthức khi đã gạt bỏ mọi sự ràng buộc về vật chất. Điều này phù hợp với quan niệm củaông về triết học: triết học là nhu cầu của những nhu cầu đã được thỏa mãn. Vìthế, theo ông, giáo dục thường không mang tính chất đào tạo nghề nghiệp, bởi việc thựcthi một nghề có thể là một thứ nô lệ hạn chế. Với Arixtốt, chức năng cao hơn của giáodục là đem lại cho con người sự tự do sáng tạo và một năng lực toàn diện chứ khôngphải chỉ là cung cấp cho họ một nghề nghiệp rất hạn chế và do vậy, làm cho họ trở nênquè quặt. Theo Arixtốt, sự thư nhàn mà giáo dục cần hướng tới còn là con người được tự dochăm lo đến các việc cần thiết. Chính qua sự tự do đó mà con người có được sự khônngoan, sự hiến dâng cho triết học, sự chiêm nghiệm và đây mới là hạnh phúc thực sự củacon người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: