Bên cạnh việc tìm hiểu giá trị ca từ và những đóng góp của Trịnh Công Sơn trong nền văn hóa Việt Nam, trong phần 2 của Tài liệu này sẽ trình bày tương đối đầy đủ những ca từ của Trịnh Công Sơn dựa trên các các nghiên cứu từ các tạp chí, website trong nước và nước ngoài. Đây là tất cả những cố gắng của tác giả với mong muốn cung cấp thêm tư liệu cho bạn đọc. Hy vọng Tài liệu sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vết chân dã tràng - Trịnh Công Sơn: Phần 2 Phần IIPHỤ LỤC TRỊNH CÔNG SƠN VẾT CHÂN DÃ TRÀNG 69 Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC TẬP NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN Phần Phụ lục Danh mục các tập nhạc này, gồm 29 tập nhạc, được soạn từ những tài liệu của Diễn đàn Hội Văn hoá Trịnh Công Sơn – Pháp (tcs-home.org), do Tiến sĩ Khoa học Phạm Văn Đỉnh sưu tầm từ năm 2002, sửa chữa và bổ sung 2/2004. Các tập nhạc được sắp theo thứ tự thời gian xuất bản, với các chi tiết cần thiết trong chừng mực người biên soạn biết được (Nxb, năm phát hành, bìa, phụ bản, lời tựa, khổ in, v.v...); những chỗ có đánh dấu hỏi (?) là chưa biết chính xác. Mục lục các bài hát chép theo thứ tự in trong tập nhạc; trong những lần tái bản, thứ tự các bài, cũng như bìa, lời tựa, phụ bản có thể ít nhiều thay đổi theo những lần tái bản. Danh mục các tập nhạc này đến nay vẫn chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, kính mong qúy bạn đọc góp ý, bổ sung và chỉnh sửa những sai sót. Xin chân thành cảm tạ. 01. Ca khúc Trịnh Công Sơn; An Tiêm, 1967, in lần thứ 2, 18x18 cm, giá 80 đồng. Mục lục: 1. Phúc âm buồn 2. Xin mặt trời ngủ yên 3. Nước mắt cho quê hương 4. Lại gần với nhau 5. Ca dao mẹ 6. Người già em bé 7. Du mục 8. Xin cho tôi 9. Vết lăn trầm 10. Lời của dòng sông 11. Tuổi đá buồn 12. Cúi xuống thật gần. Bìa 1: Đinh Cường. Lời tựa: Huyền thoại về con người(*), Tô Thuỳ Yên, 01/1967. Phụ bản: + Đinh Cường, Chân dung Trịnh Công Sơn (**) (dessin, 8/1966). + Đinh Cường, Đêm hoả châu, Thần thoại. + Trịnh Cung, Dấu chim. Bìa 4: Đinh Cường, 1970?, Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận. Ghi chú: Theo Bửu Chỉ (Về những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, Diễn Đàn, số 110, 09/2001, Paris) thìAn Tiêm xuất bản năm 1966, chúng tôi nghĩ không hẳn đúng, tuy giấy phép xuất bản được ký ngày 15/11/1966, vì lời tựaTô Thuỳ Yên viết cho tập nhạc đề ngày 1/1967. Hay là, ấn bản lần thứ nhứt (1966), không có lời tựa của Tô Thuỳ Yên?Nxb Nhân Bản tái bản: 1970 (?), 18x18cm, với tranh bìa khác, và trên bản chúng tôi có trong tay (sao ảnh), không thấy cóin lại lời tựa và các phụ bản. Đã tái bản ít nhất là 5 lần trước 1975, lần thứ 5, in 5000 cuốn. (*) Lời tựa do chúng tôi đặt đề. (**) Jean-Claude Pomonti có lấy lại chân dung này cho bài viết dài chiếm cả 1 trang báo Le Monde đề ngày17/05/1969, và hình như là các thơ ca của Trịnh Công Sơn trên báo là do Bửu Ý dịch mà Trịnh Công Sơn đã chuyển choGs Christian Cauro trước đó (1966), lúc ông này dạy ở Huế.70 BAN MAI 02. (Những) Tình khúc Trịnh Công Sơn; Nhân Bản, 1967, tác giả chép tay, 18x18cm. Mục lục: 1. Nhìn những mùa thu đi 2. Diễm xưa 3. Nắng thuỷ tinh 4. Dấu chân địa đàng 5. Ru em từng ngón xuân nồng 6. Còn tuổi nào cho em 7. Mưa hồng 8. Xa dấu mặt trời 9. Cuối cùng cho một tình yêu (thơ Trịnh Cung) 10. Gọi tên bốn mùa 11. Tôi ru em ngủ 12. Tình sầu. Bìa 1: Tôn Thất Văn. Ghi chú: Trong ấn bản “Tác giả ấn hành” lần đầu dưới tên Nxb Nhân Bản có đề Những..., nhưng trong các lần táibản sau không thấy ghi từ đó nữa; thí dụ trong lần tái bản 1973 với bìa Đinh Cường (1970) và với nốt và lời bằng chữ in(giá bán: 220 đ). Không biết An Tiêm có xuất bản tập này trước khi tác giả tự ấn hành dưới tên Nxb Nhân Bản như trường hợp Cakhúc Trịnh Công Sơn trên đây? 03. Ca khúc da vàng; Nhân Bản, 1967, tác giả chép tay, 18x18cm Mục lục: 1. Ngày dài trên quê hương 2. Người con gái Việt nam 3. Ngủ đi con 4. Đại bác ru đêm 5. Tôi sẽ đi thăm 6. Tình ca của người mất trí 7. Đi tìm quê hương 8. Đêm bây giờ đêm mai 9. Ngụ ngôn của mùa Đông 10. Nhưng hôm nay 11. Hãy nói giùm tôi 12. Gia tài của Mẹ. Bìa 1: Đinh Cường. Ghi chú: Không biết Nxb An Tiêm có xuất bản tập Ca khúc da vàng và tập (Những) tình khúc Trịnh Công Sơn trướckhi tác giả tự ấn hành, dưới tên Nxb Nhân Bản, như trường hợp tập Ca khúc Trịnh Công Sơn không? Bản của chúng tôikhông thấy đề năm xuất bản, theo Bửu Chỉ, bđd, thì Ca khúc da vàng được ấn hành khoảng cuối 1966 - đầu 1967, nếu nhưvậy, trong vòng hai ba tháng, Trịnh Công Sơn đã cho xuất bản liên tiếp 3 tập nhạc “thần thoại”: Ca khúc Trịnh Công Sơn,Tình khúc Trịnh Công Sơn và Ca khúc da vàng. 04. Kinh Việt Nam; Nhân Bản, 1968, 18x18 cm, in 7 500 cuốn. Bìa 1: Đinh Cường. Lời tựa: Xin hãy dừng tay (*), Trịnh Công Sơn, 1968. Mục lụ ...