Mẹ 18 tuổi thì giải phóng Đà Lạt. Ngày ông ngoại đi học tập cải tạo, mẹ mượn được chiếc xe chaly cũ của hàng xóm, chạy theo xe chở ông đi, nước mắt rơi ngược gió ướt mèm cả tóc. Chạy được nửa đường thì xe dính đinh, thủng lốp mới hoảng hốt vì không có một xu trong túi để sửa. Một bác sửa xe lúc đó thương tình giúp cho. Bác bảo cứ quay về đi, sông có khúc, người có lúc, phải vượt qua khó khăn mới mong ra biển được. Bỏ chạy và khóc lóc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vết thương của cây bàng Vết thương của cây bàng TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THU HƯƠNGMẹ 18 tuổi thì giải phóng Đà Lạt. Ngày ông ngoại đi học tập cải tạo, mẹ mượn đượcchiếc xe chaly cũ của hàng xóm, chạy theo xe chở ông đi, nước mắt rơi ngược gió ướtmèm cả tóc. Chạy được nửa đường thì xe dính đinh, thủng lốp mới hoảng hốt vì không cómột xu trong túi để sửa. Một bác sửa xe lúc đó thương tình giúp cho. Bác bảo cứ quay vềđi, sông có khúc, người có lúc, phải vượt qua khó khăn mới mong ra biển được. Bỏ chạyvà khóc lóc không giải quyết được gì.Mẹ không bỏ chạy, dù chồng chưa cưới của mẹ, người thề non hẹn biển với mẹ đangchuẩn bị một chuyến đi xa. Mẹ chạy xe theo ông ngoại vì muốn biết ông sẽ được đưa điđâu, muốn biết bao giờ ông quay về. Mẹ cũng muốn lánh tạm đâu đó để không nhìn thấycảnh người yêu ra đi. Bà ngoại vốn con nhà đài các, lấy chồng xong chỉ lo thêu thùa đọcthơ trong nhà, khi gặp chuyện chỉ biết kêu trời và ngất xỉu. Nhìn một đám sáu đứa em,mẹ không biết làm gì hơn là chạy theo để hỏi những câu hỏi ấy, như một cứu cánh. Thếmà chưa hỏi được, cũng không biết ông đi đâu về đâu thì xe hỏng. Mẹ thở dài ngao ngán.Khi quay về cũng đúng lúc bác Đán qua tìm mẹ. Bác lại van xin mẹ cùng gia đình sangđất Mỹ. Mẹ vẫn lắc đầu. Nhìn bà ngoại vẫn nằm bẹp giường. Lũ em có đứa còn ẵm ngửa.Bác gửi mẹ túi đồ lưu niệm, bảo mẹ sáng mai hãy mở ra coi. “Anh qua Mỹ cùng gia đình.Lúc nào ổn, anh sẽ quay về đón em, em cứ suy nghĩ kỹ nhé”. Chẳng cần suy nghĩ thì mẹcũng biết mẹ như cái cây đã gắn rễ sâu trong đất này, chẳng thể rời xa; dễ gì sống nổi khibị bứng qua một vùng đất mới, thở khí trời mới. Trước giờ tạm biệt, bác Đán bứng câybàng trước ngõ nhà bác trồng qua sân nhờ mẹ chăm nom. Cây bàng ấy gắn nhiều kỉ niệmhò hẹn.Túi đồ lưu niệm của mẹ có 16 cây vàng và một tượng phật bằng vàng nhỏ cỡ ngón taycái. Bác Đán bảo tặng mẹ hết, mẹ bán mà lo cho gia đình. Mẹ giữ trọn vẹn tất cả chờ khigặp lại trao trả người ta. Chỉ mới chạm ngõ hai nhà, làm gì có quyền tiêu xài của cảinhiều như vậy. Thế rồi năm năm không nghe tin tức bác, biết chẳng thể chung một conđường, mẹ đi lấy chồng. Người tính chẳng bằng trời tính, mẹ giữ số vàng kĩ thế nào, saucũng lọt vào tay bố. Sau một đêm tỉnh dậy cả bố và túi vàng biến mất. Tượng phật mẹ đặttrên bàn thờ, trong một đoá sen do mẹ kết nên vẫn còn. Mẹ chạy qua nhà bà nội tìm bố,bà thủng thẳng bảo: “Qua Mỹ mà tìm”. Bà giận bố ra đi không chào từ biệt, giận lây luônmẹ. Đất Mỹ một thời từng là vùng đất hứa với một số người, dù không ít người bỏ xácdọc đường. Bố là giáo viên, vậy mà cũng bị thứ hào quang ảo ảnh ấy làm mờ mắt, sẵnsàng bỏ tất cả để chạy theo. Mẹ thấy đắng cay, tủi nhục dâng tận họng mà cắn răng khôngkhóc. Chỉ sợ khóc rồi không đứng dậy nổi như bà ngoại. Trong cơn đau quặn ấy, mẹ nhậnthấy có mầm sống bé nhỏ đang cựa nhẹ trong mình. Con gái mẹ hoài thai, cuộc đời mẹhồi sinh từ đấy.***Chuyến ra đi của bố bất thành. Ông quay về tả tơi rách rưới như kẻ hành khất nghèo mạt,vịn vào gốc bàng trước hiên nhà và ngã gục. Tất cả tiền của, gạo nước của bố bị cướpsạch sẽ. Những ngày ấy mẹ còn ở cữ. Bố nhìn Thư – đứa con gái nhỏ như con mèo màlần đầu ông biết đến, mắt vằn lên vẻ lạnh lùng. Ông ngồi uống rượu suốt ngày, rồi chẳngbiết rượu nói hay bố nói mà khiến mẹ chết lặng: “Sao con bé này không giống tôi?”. Quảthực, Thư không giống bố cũng chẳng giống mẹ, chỉ giống ông ngoại. Mẹ giải thích, bốkhông tin. Mẹ cũng chẳng cần bố phải tin. Với mẹ, Thư là báu vật qúy nhất mà bố chomẹ.Chẳng biết mẹ kể cho Thư nghe câu chuyện nhiều bất trắc những ngày thanh xuân củamẹ đã bao nhiêu lần. Đêm qua gió lớn, một nhánh bàng già bỗng gãy đổ. Nhìn các cậucưa cành bàng đi, nhựa tươi rịn ra như máu từ một vết thương lớn. Mẹ không giấu vẻ xótxa, lại lẩn thẩn nhắc chuyện xưa.Bố kết thúc cuộc đời bên những chén rượu. Từ lúc bác sĩ thông báo bố bị ung thư phổi tớingày ông mất chỉ vỏn vẹn hai tuần. Lúc ấy Thư vừa bảy tuổi, hiểu rõ sự sống và cái chếtsao mà thật gần. Sáng, bố mới ngồi chửi thề, rên rỉ vì những cơn đau đớn thì chớp mắtcái, chưa tới buổi trưa ông đã ra đi, mãi mãi ra đi. Bố đi được một tuần thì em Linh lọtchân xuống ao không ai biết. Tới tối, vừa cúng cơm cho bố xong thì mẹ mới tá hoả chạytìm em. Bà ngoại tưởng dì trông, dì tưởng cậu trông, cậu tưởng Thư trông… Rốt cùngkhông ai trông, một mình em tha thẩn phía ao bên hông nhà, em lẫm chẫm ra đi lặng lẽkhi chưa hề biết nói. Trong ngày mọi người đưa em ra đồi, mẹ ngồi chết lặng trước bànthờ Phật.Gần trưa đi học về, Thư thấy trong nhà lao xao. Hốt hoảng chạy vào, Thư chỉ còn nghetiếng ai đó rít lên: “Cuối tuần không có tiền cho tao, tao chôn sống cả mấy mẹ con mày”.Giọng ai đó phụ hoạ: “Đồ dày mặt dám quỵt nợ. Chồng chết, con chết cũng không khóc,đúng là dày mặt”. Mái tóc mẹ rối bung xoã che mặt do bị người ta nắm đầu giật. Khổthân mẹ. Mới tuần trước Thư còn thấy mấy người này đến năn nỉ nhờ mẹ gửi tiề ...