Thông tin tài liệu:
PGS TS-BS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh Những “cuộc chiến” dẫn đến bệnh tật Từ đầu tháng năm, mỗi ngày khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi đồng 2 luôn có từ 110 -130 bệnh nhi nằm điều trị nội trú, chiếm phần đông là bệnh tiêu chảy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vi khuẩn tốt, vi khuẩn xấu: Những cuộc chiến bên trong cơ thể trẻ emVi khuẩn tốt, vi khuẩn xấu: Nhữngcuộc chiến bên trong cơ thể trẻ emPGS TS-BS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên Đại học Y dược TPHồ Chí MinhNhững “cuộc chiến” dẫn đến bệnh tậtTừ đầu tháng năm, mỗi ngày khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi đồng2 luôn có từ 110 -130 bệnh nhi nằm điều trị nội trú, chiếm phầnđông là bệnh tiêu chảy. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, trung bình mỗingày có 5.000 ca đến khám, chủ yếu là các bệnh liên quan đếnđường tiêu hóa, chiếm khoảng 60%. Dự đoán của các bác sĩ, consố này còn tăng nhiều trong thời gian tới. Viêm não, sốt rét, taychân miệng cho dù đang là dịch, vẫn phải nhường chỗ cho cácbệnh truyền nhiễm trong thời điểm giao mùa này.Những căn bệnh truyền nhiễm là “hậu quả chiến tranh” giữa vikhuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong đường ruột của trẻ. Không kể trẻem với cơ thể còn non yếu, ngay cả ở người trưởng thành, khi hệmiễn dịch không đủ sung sức để kháng lại bệnh tật, vẫn có thểnhiễm nhiều bệnh cùng một lúc - nhất là khi vi khuẩn xấu đồngloạt tấn công. Con của bạn sẽ rất dễ dàng mắc những căn bệnhtruyền nhiễm, chủ yếu liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa khihệ thống miễn dịch bị phá hủy do sự thiếu hụt của vi khuẩn có lợi. Những căn bệnh truyền nhiễm được “khởi đầu” chính từ nguyênnhân hệ miễn dịch suy giảm, và một khi đã nhiễm bệnh, hệ miễndịch càng càng không có khả năng chống chọi trước sự tấn côngnhư vũ bão của vi khuẩn xấu. Đừng xem thường “bệnh vặt”, vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lâu dài của trẻ về sau. Cho dùsau khi hết bệnh, trẻ cũng có nguy cơ bị những di chứng lâu dài,giảm chất lượng cuộc sống. Ví dụ, giảm hấp thu đường ruột do rốiloạn tiêu hóa vì uống kháng sinh trị bệnh; việc hấp thu kém làmgiảm khả năng phát triển trí não của trẻ.Nhanh chóng tăng cường vi khuẩn có lợiĐối với trẻ em, sự quân bình của hệ thống các vi khuẩn trong hệtiêu hoá, sự phát triển bình thường và cân bằng giữa vi khuẩn tốtvà khi khuẩn xấu trong đường ruột rất quan trọng. Việc mất cânbằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại sẽ làm đảo lộnmôi trường trong lòng ruột và gây lên những rối loạn về miễn dịchlàm cho trẻ dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá,viêm phổi và tiêu chảy có kèm theo sốt.Hệ miễn dịch chỉ sung sức khi vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu đượccân bằng trong đường ruột. Vi khuẩn tốt thực sự là nền tảng để xâydựng hệ miễn dịch tốt cho cơ thể - đặc biệt là cơ thể non yếu củatrẻ em. Hơn cả áo ấm, khăn quàng hay những thứ phụ trang bảo vệtrẻ trước nắng, mưa, vi khuẩn tốt sẽ dũng mãnh chống trả sự tấncông của mầm bệnh đồng đồng thời nhận diện để có phản ứng hiệuquả trong những lần sau.Cơ thể non yếu của con bạn rất cần được bảo vệ từ bên trongỞ trẻ em, hệ vi sinh đường ruột chưa ổn định nên vi khuẩn có lợi làmột yếu tố đặc biệt cần được chú ý. Vi khuẩn có lợi có khả năngức chế khả năng họat động của các vi khuẩn có hại, giúp giảmnguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ, góp phần tái lập sự cân bằng hệ vikhuẩn đường ruột. Các bậc cha mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn vềnhững chế phẩm phụ trợ chứa những vi sinh vật có lợi cho sứckhỏe con người. Vi khuẩn tốt giúp cải thiện chức năng miễn dịchvà ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm, tăng cường hấp thu chấtkhoáng, phòng ngừa tăng sinh vi khuẩn có hại, hội chứng đại tràngkích thích và viêm đại tràng, tiêu chảy do kháng sinh, dị ứng vàchàm thể tạng ở trẻ em. Việc bảo vệ bé từ bên trong hoàn toànkhông phải là điều có vẻ mơ hồ, đó là những yêu cầu bắt buộc đốivới những bậc phụ huynh hiện đại.