Thông tin tài liệu:
Phát hiện này có thể giúp lý giải nguyên nhân các liệu pháp điều trị vốn vẫn không có nhiều hiệu quả đối với những bệnh nhân phải nằm viện do những cơn hen nặng. "Tế bào TH2, tế bào lớn và tế bào bạch cầu là những tế bào miễn dịch có liên quan tới hiện tượng dị ứng và cơ chế miễn dịch ở những bộ phận đã từng bị dị ứng”, Giáo sư Umetsu giải thích. Các tế bào này có trong phổi của hầu hết những bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt là những người mắc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vi-rút là nguyên nhân kích thích cơn hen suyễn Vi-rút là nguyên nhân kích thích cơn hen suyễnPhát hiện này có thể giúp lý giải nguyên nhân các liệu pháp điều trị vốn vẫn khôngcó nhiều hiệu quả đối với những bệnh nhân phải nằm viện do những c ơn hen nặng.Tế bào TH2, tế bào lớn và tế bào bạch cầu là những tế bào miễn dịch có liên quantới hiện tượng dị ứng và cơ chế miễn dịch ở những bộ phận đã từng bị dị ứng”,Giáo sư Umetsu giải thích.Các tế bào này có trong phổi của hầu hết những bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt l ànhững người mắc bệnh hen dị ứng, dạn g phổ biến nhất của bệnh hen. Các tế bàonày phản ứng với thuốc chứa corticosteroids, một liệu pháp điều trị nhằm hạn chếphù nề khí quản, hiện tượng co thắt và tiết đờm.Tuy nhiên, cơn hen suyễn có thể bị kích thích bởi các yếu tố như ô nhiễm khôngkhí và nhiễm vi-rút.“Đây là những nguyên nhân không liên quan tới dị ứng. Hiện tượng này khiếnchúng tôi quyết định nghiên cứu những cơn hen suyễn do vi rút gây ra bởi chúngtôi không nghĩ rằng nó liên quan tới dị ứng”, Tiến sĩ Umetsu nhận xét.Các nhà nghiên cứu đã dùng chuột để thực hiện thí nghiệm đo đặc điểm cơn hengọi là thu hẹp đường thở do bị kích ứng (AHR). Họ sử dụng xét nghiệm kích ứngmethacholine, loại xét nghiệm ứng dụng trong chẩn đoán bệnh hen ở người.Giáo sư Umetsu phát biểu: “Một trong những nghiên cứu đầu tiên chúng tôi thựchiện là lây vi-rút cúm cho những chú chuột thí nghiệm không có khả năng phảnứng miễn dịch. Sau đó, chúng tôi kích ứng chúng bằng cách tăng dần lượng hóachất methacholine. Loại hóa chất này khiến cho các cơ đường thở co thắt. Kết quảcho thấy ở chuột thí nghiệm xảy ra hiện tượng thu hẹp đường thở do bị kích ứng(AHR) .Tiếp theo, chúng tôi nghi ên cứu các tế bào giúp điều chỉnh phản ứng này”.Theo Giáo sư Umetsu, một nghiên cứu gần đây đã xác định được một loại tế bàomiễn dịch gọi là ‘tế bào trợ giúp tự nhiên’ có trong đường ruột. Loại tế bào nàyđóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột.Điều đáng chú ý là những tế bào này tạo ra chất sát khuẩn trong bạch cầuinterleukin 13 (IL 13). Riêng tế bào IL-13 có thể gây ra tất cả các các triệu chứngcủa bệnh hen dị ứng.Vai trò cần thiết“Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm những tế bào này trong phổi chuột thí nghiệm.Chúng tôi nhận thấy trong phổi không chỉ chứa tế bào IL-13 mà số lượng chúngcòn tăng rất nhanh sau khi nhiễm vi-rút cúm”, ông Umetsu cho biết.Để chứng minh rằng các ‘tế bào trợ giúp tự nhiên’ gây ra hiện tượng thu hẹpđường thở do kích ứng khi bị nhiễm vi-rút, các nhà nghiên cứu thực hiện một loạtcác thí nghiệm ‘loại bỏ và tái tạo’.Các nhà nghiên cứu cô lập các ‘tế bào trợ giúp tự nhiên’ trong phổi chuột vàchuyển chúng sang những chú chuột không có khả năng tạo IL-13 nên không cóhiện tượng AHR khi nhiễm cúm. Khi những tế bào này được đặt vào đúng chỗ,những chú chuột có khả năng tạo tế bào IL-13 đều có hiện tượng AHR.Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Umetsu đã xác định được tầm quan trọng của các‘tế bào trợ giúp tự nhiên’ ở những bệnh nhân hen suyễn khi họ cấy vào chuột thínghiệm một kháng thế ức chế các tế bào tự nhiên. Mục đích của việc này nhằmngăn chặn hiện tượng thu hẹp đường thở do bị kích ứng bởi vi-rút nơi những conchuột không có khả năng phản ứng miễn dịch.Lĩnh vực nghiên cứu mới mẻTheo Giáo sư Umetsu, có thế phải mất vài năm nữa nhóm nghiên cứu mới có thểkhẳng định các ‘tế bào trợ giúp tự nhiên’ có trong phổi bệnh nhân hen suyễn haykhông.“Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới đáng chú ý. Các nhà khoa học rất quan tâmtới các tế bào miễn dịch. Cách đây một, hai năm, chưa ai từng nghe nói đến sự tồntại của tế bào này”, Giáo sư Charles Mackay thuộc trường Đại học Monash tạiMelbourne cho biết. “Nghiên cứu này cũng đã phần nào lý giải những câu hỏixung quanh vấn đề tính di truyền ở những bệnh nhân hen suyễn, kể cả vấn đề tạisao một số bệnh nhân không phản ứng với liệu pháp điều trị sử dụngcorticosteroids”, Giáo sư Mackay giải thích.Giáo sư Umetsu cho biết các thí nghiệm nhằm chứng minh các ‘tế bào hỗ trợ tựnhiên’ có kháng steroid hay không đang được thực hiện. Các nhà nghiên cứu cũngdự định tìm hiểu khả năng gây ra cơn hen của các dạng nhiễm vi-rút khác.“Đây là loại vi-rút đầu tiên chúng tôi đang nghiên cứu. Chúng tôi có kế hoạchnghiên cứu các loại vi-rút khác. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học chỉ có thểnghiên cứu một vài loại vi-rút ở chuột”, Giáo sư Umetsu nói ...