Thông tin tài liệu:
Vì sao bé hay cảm lạnh?
Vì chưa quen đương đầu với vi rút cảm nên hệ thống miễn dịch của bé chưa đủ mạnh để tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Và còn vì sao nữa? Vì sao bé hay cảm lạnh? Thêm một nguyên nhân khác: trẻ nhỏ hay thò lò mũi dãi nên vi rút rất dễ “nằm vùng” trên áo quần, đồ chơi, vật dụng… rồi bé khác lại sờ vào và đưa lên mắt, mũi. Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy các bé hay bị cảm lạnh khi còn nhỏ thì đến tuổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao bé hay cảm lạnh?
Vì sao bé hay cảm lạnh?
Vì chưa quen đương đầu với vi rút cảm nên hệ thống miễn dịch của bé chưa đủ
mạnh để tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Và còn vì sao nữa?
Vì sao bé hay cảm lạnh?
Thêm một nguyên nhân khác: trẻ nhỏ hay thò lò mũi
dãi nên vi rút rất dễ “nằm vùng” trên áo quần, đồ
chơi, vật dụng… rồi bé khác lại sờ vào và đưa lên
mắt, mũi.
Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy các bé hay bị
cảm lạnh khi còn nhỏ thì đến tuổi đi học lại ít bị cảm
hơn, đó là bởi hệ miễn dịch của bé đã trở nên dày
dạn.
Một nghiên cứu của người Đức cũng cho hay các bé
bị cảm lạnh nhiều hơn một lần trước khi thôi nôi thì sẽ ít bị hen khi lên bảy! Thế nên các
mẹ cứ… yên tâm nhé!
Triệu chứng
Bệnh cảm thường lê thê (6-14 ngày) và dễ lây nhất là vào ba ngày đầu. Tuy nhiên bé vẫn
có thể lây cảm từ người đã nhiễm bệnh đến hai tuần.
Triệu chứng đau họng thường xuất hiện khi bắt đầu cảm và kéo dài từ 5-9 ngày. Chảy
nước mũi thì bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba và có thể kéo dài đến hai tuần. Ho bắt
đầu vào giữa giai đoạn bị cảm và kéo dài đến ba tuần. Sốt cũng là một triệu chứng:
khoảng 50% trẻ bị sốt từ trên 38oC đến 39,5oC trong ba ngày đầu.
Phòng bệnh đúng cách
Rửa tay
Trẻ dễ bị lây cảm nhất do vi rút dính vào tay rồi vô ý cọ lên mắt, mũi. Cho nên rửa tay là
biện pháp phòng bệnh hàng đầu. Tuy nhiên phải rửa với xà phòng và ít nhất trong 30
giây.
Vệ sinh tay bằng cồn cũng có hiệu quả tương tự. Các cuộc khảo sát đã cho thấy những trẻ
thường xuyên dùng sản phẩm sát trùng tay ít phải nghỉ học vì bệnh hơn những trẻ không
dùng.
Che miệng khi hắt hơi
Hàng triệu vi rút gây bệnh cảm sẽ phát tán vào không khí sau một cái hắt hơi. Tuy nhiên
chúng không dễ dàng gây bệnh cho bé trừ phi cái hắt hơi đó hướng thẳng vào mắt, mũi
bé. Để bảo vệ trẻ, mọi người trong nhà hãy che miệng khi hắt hơi.
Không hôn bé
Cảm cúm lây nhiễm qua đường mắt, mũi là chính. Tuy vậy, cũng có một vài loại vi
khuẩn (như vi khuẩn gây bệnh liên cầu họng) dễ dàng “chui” theo đường hôn, cho nên
tránh hôn sẽ an toàn hơn cho bé.
Hãy đến gặp bác sĩ khi:
1. Sốt 39°C trở lên hơn ba ngày, chảy nước mũi trên 10 ngày và mặt mày ỉu xìu. Đây có
thể là xoang đã bị nhiễm vi khuẩn và bác sĩ sẽ kê toa thuốc có kháng sinh.
2. Bé kêu đau tai, nếu chưa nói được thì bé hay tự kéo tai mình và sẽ sốt trên bốn ngày.
Rất có khả năng bé bị viêm tai, trong tai có mủ nên cần có kháng sinh. Viêm tai cũng có
khi tự khỏi nên bác sĩ có thể theo dõi vài ngày xem biến chuyển thế nào.
3. Bé mệt mỏi, thở khò khè hoặc ho khan. Có thể bé bị bệnh hen. Mặc dù cảm lạnh không
gây ra bệnh hen nhưng thường gây thở khò khè ở 2/3 số trẻ bị bệnh hen. Bác sĩ sẽ khám
và có thể kê toa thuốc hen suyễn.
4. Rộp miệng. Rộp miệng do cảm lạnh thường kéo dài bảy ngày. Bệnh này hay xuất hiện
cùng với cảm lạnh nhưng không đáng ngại và có thể dùng acyclovir có thể làm rút ngắn
thời gian bệnh.