Chóng mặt là một triệu chứng chung của nhiều bệnh rất khác nhau, cơ chế rất đa dạng mà một số cơ chế còn chưa được biết rõ. Chóng mặt là một trong những triệu chứng mơ hồ, làm bệnh nhân và thầy thuốc phải lo lắng. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng trên 30% những người trên 60 tuổi và gần 50% những người trên, dưới 80 tuổi mắc chứng chóng mặt. Ở độ tuổi càng cao, số người chóng mặt càng nhiều. Chóng mặt là một bệnh làm mất khả năng dần dần của người bệnh.Những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao bị chóng mặt? Vì sao bị chóng mặt? Chóng mặt là một triệu chứng chung của nhiều bệnh rất khác nhau, cơchế rất đa dạng mà một số cơ chế còn chưa được biết rõ. Chóng mặt là mộttrong những triệu chứng mơ hồ, làm bệnh nhân và thầy thuốc phải lo lắng.Một số nghiên cứu cho thấy khoảng trên 30% những người trên 60 tuổi vàgần 50% những người trên, dưới 80 tuổi mắc chứng chóng mặt. Ở độ tuổicàng cao, số người chóng mặt càng nhiều. Chóng mặt là một bệnh làm mấtkhả năng dần dần của người bệnh. Những nguyên nhân gây chóng mặt? Các bệnh nhiễm virut như: Cảm cúm, viêm dạ dày- ruột do virut, nhiễmkhuẩn đường hô hấp trên, sốt xuất huyết, viêm gan do virut, quai bị... Nhiễm khuẩn: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, giang mai, viêmmàng nhện- màng não, viêm phổi... Nhiễm độc các loại thuốc: phenytoin, barbiturat, cocain, quinin,aminoglycosid, nitroglycerin, an thần, thuốc ngủ, chống trầm cảm, hạ huyết áp,vitamin A, oxyd carbon, rượu... Bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường, thiếu vitamin B1, hạ đường huyết, tăngurê máu, cường tuyến cận giáp... Tổn thương thần kinh trung ương: Chấn động não, chấn thương sọ não,động kinh, bệnh Parkinson, bệnh xơ não tủy rải rác, thoái hóa tiểu não, tụ máudưới màng cứng, u thần kinh thính giác, u tiểu não, các tổn thương u màng não, dicăn ung thư, nang mạng nhện... Tai biến mạch máu não: Thoái hóa đốt sống cổ, đột quỵ, phình mạch não... Bệnh thần kinh ngoại biên: Bệnh rỗng hành não, lo lắng khiếp sợ, trầmcảm, quá nhạy cảm với những tác động tâm lý, môi trường... Bệnh tim: Nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, hẹp do phì đại dưới động mạchchủ, các bệnh van tim như hẹp hở van 2 lá, van 3 lá... Bệnh tai: Viêm thần kinh mê đạo, bệnh Méniere, chảy máu ống bánkhuyên, rò dịch tiết tai trong, chóng mặt do tư thế, viêm tai giữa, viêm xoang... Các bệnh về mắt: Sau đục thủy tinh thể, mất cân đối các cơ vận nhãn cầu,các tật khúc xạ, kích thích vận mắt bất thường... Các bệnh khác: Tăng huyết áp, ngất do ho, bệnh sarcoid, hội chứng cogan,bệnh Paget- liệt Bell... Như vậy chóng mặt có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.. Tuy đa số cáctrường hợp chóng mặt là lành tính, nhưng cũng có những trường hợp chóng mặt làtriệu chứng đe dọa đến tính mạng như: chảy máu cấp tính, nhồi máu cơ tim, viêmphổi và các nhiễm khuẩn toàn thân khác, hẹp động mạch chủ, loạn nhịp tim, u não,tác dụng phụ của thuốc, trầm cảm, viêm thần kinh do giang mai và đột quỵ. Biểu hiện của chóng mặt như thế nào? Tùy theo nguyên nhân mà người bệnh thấy các biểu hiện của chóng mặt vàtriệu chứng của bệnh gây chóng mặt. Chóng mặt biểu hiện là: đứng, ngồi khôngvững, mở mắt thấy cảnh vật quay cuồng, hoa mắt, người bệnh không thể ngồi lâuhay đứng lâu được mà phải nằm xuống, hoặc nặng hơn là bị ngã nhào, vô hướngrất nguy hiểm nếu ngã phải lửa hay ngã phải vật sắc nhọn, ngã xuống nước... Đồngthời với chóng mặt, các triệu chứng của bệnh gây chóng mặt cũng xuất hiện như:sốc nhiễm khuẩn, nhức đầu, đau vùng cơ quan bị bệnh (tim, gan, ngực, tai, mắt,tăng huyết áp, viêm long đường hô hấp trên). Các triệu chứng cận lâm sàng, kết quả một số xét nghiệm cũng giúp ích chochẩn đoán bệnh gây chóng mặt như: các xét nghiệm chuẩn về sinh hóa: calci,creatinin, điện giải đồ, các nghiệm pháp thăm dò chức năng tuyến giáp, điện tâmđồ, điện não đồ, nghiệm pháp tinh vi hơn như ghi điện rung giật nhãn cầu, đothính lực, chụp cắt lớp vi tính, hoặc MRI scanning não... Những lưu ý trong điều trị Việc điều trị chóng mặt phải bao gồm điều trị triệu chứng chóng mặt vàđiều trị bệnh gây nên chóng mặt. Các bệnh gây chóng mặt có thể chữa khỏi bao gồm: thiếu máu, loạn nhịptim, ráy tai lèn chặt màng nhĩ, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh van timvà thiếu máu cơ tim, viêm thần kinh giang mai, lỗ rò ngoại dịch tai trong, giảm thểtích tuần hoàn, suy thượng thận, đái tháo đường và các bệnh chuyển hóa khác,nhiễm độc (thí dụ nhiễm độc vitamin A), tác dụng phụ của thuốc, lo lắng và trầmcảm... Việc điều trị một cơn chóng mặt cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân nghingờ. Thí dụ các rối loạn của cơ quan thính giác như viêm thần kinh mê đạo có thểđược điều trị hỗ trợ bằng thuốc. Có thể dùng một trong các thuốc sau đây:meclizin với liều 25-50mg x 3-4 lần/ngày, diazepam với liều 2,5-5mg x 3lần/ngày. Những nguyên nhân khác của chóng mặt cấp, bệnh tiềm ẩn có cách điềutrị đặc hiệu; kháng sinh dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn. Cơn kịch phát lành tínhchóng mặt theo tư thế là đáng chú ý vì các bệnh nhân này biểu lộ đáp ứng với cácbài tập luyện đặc hiệu nhằm làm tái xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Các bàitập luyện cho cơn kịch phát lành tính chóng mặt tư thế bao gồm việc thực hiệnnhắc đi nhắc lại các vận động chính xác dẫn tới chóng mặt, bằng cách đó tập chonão không đáp ứng với k ...