Danh mục

Vì sao giới trẻ Việt Nam vẫn ngại kinh doanh?

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 60.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bước chân vào đại học, nhiều sinh viên mơ tới một ngày mai tươi sáng. Một trong những "giấc mơ" tươi sáng nhất với họ là được làm "người nhà nước". Có rất ít người nghĩ mình sẽ khởi nghiệp từ một quán "cơm bụi"! Một điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số người dưới 30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000 doanh nghiệp được điều tra.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao giới trẻ Việt Nam vẫn ngại kinh doanh? Vì sao giới trẻ Việt Nam vẫn ngại kinh doanh? Bước chân vào đại học, nhiều sinh viên mơ tới một ngày mai tươi sáng.Một trong những giấc mơ tươi sáng nhất với họ là được làm người nhànước. Có rất ít người nghĩ mình sẽ khởi nghiệp từ một quán cơm bụi!Một điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số người dưới 30tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh khởi nghiệp và trở thành chủdoanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000 doanh nghiệpđược điều tra. Số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi của chủ doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là, dưới 30tuổi chiếm 7,28%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 25,67%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 31,71%; trên50 tuổi chiếm 19,29%... Theo các chuyên gia, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác và cần phải khơi dậytinh thần kinh doanh trong giới trẻ thông qua các chương trình đào tạo và khuyến khích họlập nghiệp. Vậy, vì sao giới trẻ Việt Nam ngại kinh doanh, dẫu vẫn biết phi thương bất phú? Giấc mơ làm người nhà nước Ngay từ khi bước chân vào Đại học, rất nhiều sinh viên mơ tới một ngày mai tươisáng. Và một trong những giấc mơ tươi sáng nhất với đa số họ là được làm người nhànước. Với họ, mọi kỳ thi không thể nào quan trọng bằng kỳ thi công chức. Có đỗ cao trongkỳ tốt nghiệp, nhưng ra trường trượt thi công chức coi như vỡ mộng. Và lại ôn tập cho kỳ thicông chức năm sau. Có đi làm chỉ là chờ đợi cơ hội. Thứ nhất, các bậc phụ huynh nuôi conăn học đã luôn cấy vào đầu con mình tư tưởng được làm người nhà nước. Theo đó, làmnhà nước là để đảm bảo chắc chân lâu dài, không sợ mất việc. Vào nhà nước là để ăn vềsau, tức là được hưởng trợ cấp, lương hưu lâu dài và thậm chí mỗi năm đến ngày lễ, ngàyhội ngành... được một vài món quà có giá trị. Thứ hai là, thực chất, người nhà nước theo như hiểu biết của những người trẻ tuổi lànhững người luôn an toàn trước mọi biến cố kinh tế. Chẳng hạn, khi giá tăng, chính sáchlương sẽ được điều chỉnh để phù hợp với giá cả. Còn những người bình thường sẽ phảigánh chịu tất cả những biến cố đó mà không thể vịn vào ai. Và còn nhiều những đặcquyền khác mà người trẻ tuổi cảm thấy muốn được hưởng. Đó cũng chính là những ràocản ngăn họ thoát ra khỏi luồng suy nghĩ bình thường để trở thành một ông chủ doanhnghiệp thực thụ. Quan niệm của xã hội Phần lớn cử nhân sau khi tốt nghiệp muốn làm người nhà nước hoặc làm thuê, khiếncho số ít doanh nhân có trình độ từ cử nhân trở lên. Quan niệm của những người sốngquanh ta quả là không nhỏ. Nếu bạn đang chinh phục một cô gái con nhà lành, điều cầnthiết nhất để chứng minh tính nghiêm túc trong tình yêu của mình với phụ huynh cô ta làbạn phải khẳng định được mình đang có một công ăn việc làm ổn định. Và với họ, chỉ cólàm trong cơ quan nhà nước mới có thể nói là ổn định! Hỏi thế nào là ổn định bạn sẽ đượcgiải thích như điều thứ nhất vừa nói. Nếu nói đang làm cho một doanh nghiệp tư nhân hoặcđang lập nghiệp với một công ty riêng nho nhỏ, sẽ xuất hiện vài tiếng thở dài và ánh mắtnghi ngại. Đó là chưa kể tới quan niệm con buôn, dù mấy năm gần đây đã nhạt phai theodòng chảy của cơ chế thị trường, vẫn còn hiển hiện. Đi buôn là đi đánh quả, là làm lậu, là 1trục lợi trên mồ hôi người khác!!! Và vô số những quan niệm hết sức lệch lạc, cũ kỹ mà điểm tựa cho nó là những lýgiải hết sức ngây thơ và duy ý chí. Tự bó mình trong những vòng vây khó Thế nhưng, bản thân những chàng trai cô gái trẻ ở Việt Nam ngày nay cũng đang tựlàm khó cho mình, tự chùn tay trước khi chọn hướng khởi nghiệp. Nhiều người quan niệm,trước tuổi 30 cần có một sự nghiệp vững chắc. Và với đại đa số nhiều người, sự nghiệpthường là một công ăn việc làm có thu nhập khá ở một đơn vị nào đó tương đối lớn và cótriển vọng. Đúng, nhưng chưa đủ. Ít người coi sự nghiệp của mình là một công ty, một cửa hàng do chính mình lập ra.Sự nghiệp không thể chỉ là một quán cơm bụi được, tầm thường quá. Sự nghiệp lại càngkhông thể là một cái gì đó chứa đựng nhiều rủi ro, nhỡ thua lỗ là hỏng cả sự nghiệp thìsao... Vô số những cái que nhỏ lẻ ấy đã tạo thành một rào cản cực lớn ngăn cản không ítngười trẻ gia nhập thương trường. Thế nhưng, ngay cả khi đã quyết chọn sự nghiệp cho mình là khởi nghiệp với mộtcông ty riêng hay cửa hàng độc lập, vẫn còn vố số vòng kim cô khác thít chặt lấy tư duycủa những người trẻ tuổi. Một người học khoa quản lý nhân lực nhất định tìm cách lập mộtdoanh nghiệp có liên quan tới ngành đó, bất chấp địa phương mình hoạt động chưa có nhucầu cao, trong khi lại bỏ lỡ cơ hội khởi nghiệp trong một ngành tuy trái với chuyên mônnhưng lại nằm trong khả năng xoay xở của mình. Người khác cho rằng khởi nghiệp trongngành phần mềm thì sang trọng hơn khởi nghiệp trong ngành thức ăn gia súc... Đó lànhững chiếc vòng vẫn ngày ngày thít chặt tư duy các cô cử và kỹ sư ...

Tài liệu được xem nhiều: