Danh mục

Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng?

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.48 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với hai loại mực đỏ và xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhoè đi. Trong khi đó, mực xanh đen gặp nước vẫn "vô tư", và rất bền với thời gian. Tại sao lại như vậy? Mực đỏ và mực xanh được điều chế bằng cách hoà các phẩm mầu tương ứng vào nước mà thành. Các loại màu này rất dễ tan khi gặp nước, nên chữ viết hay bị nhoè đi. Mực xanh đen không bị nhược điểm này là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng? Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng?Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với hai loại mựcđỏ và xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhoè đi. Trong khiđó, mực xanh đen gặp nước vẫn vô tư, và rất bền với thời gian. Tại sao lạinhư vậy?Mực đỏ và mực xanh được điều chế bằng cách hoà các phẩm mầu tương ứngvào nước mà thành. Các loại màu này rất dễ tan khi gặp nước, nên chữ viếthay bị nhoè đi. Mực xanh đen không bị nhược điểm này là do phương phápchế tạo ra nó. Nguyên liệu chế tạo gồm: tanin, axit galic và sắt (2) sunfat.Ngoài ra, trong mực còn có một ít axit sunfuric, có tác dụng ngăn ngừa sắt(2) sunfat bị oxy hóa thành sắt (3) sulfat, một ít axit phenic để chống mực bịthối, một ít bột màu xanh để tạo màu cho mực và ít chất keo để làm cho mựccó độ dính.Sau khi chế tạo, lượng tanin trong mực xanh đen kết hợp với sắt (2) sulfatthành tanin sắt (2). Khi dùng mực viết chữ trên giấy, dưới tác dụng của ánhsáng mặt trời và oxy của không khí, tanin sắt (2) biến thành tanin sắt (3).Tanin sắt (3) sẽ tác dụng với axit galic tạo thành sắt galat. Hợp chất này bámchặt vào mặt giấy, không bị hơi ẩm làm nhòe chữ, cũng như không bị nhạtmàu, giúp chữ viết bám lâu dài vào mặt giấy. Do đặc điểm này, ngày naytrong các văn kiện chính thức, người ta thường viết bằng mực xanh đen.Đương nhiên, vì tanin sắt (2) dễ bị ôxy hóa biến thành tanin sắt (3), mà hợpchất này lại dễ tác dụng với axit galic tạo kết tủa, nên mực sau khi chế xongphải được chứa trong bình đậy kín. Nếu không trong đáy mực sẽ có kết tủasau một thời gian.Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nướctiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ nàysinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phânhủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng: (NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động: NH3 + H2O → NH4+ + OH- ( pH < 7, nhiệt độ thấp) NH4+ + OH- → NH3 + H2O ( pH > 7, nhiệt độ cao)Như vậy khi trời nắng ( nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phânhủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vàokhông khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô,nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn đề trong bài giảng “Amoniac”( Tiết 12-13 lớp 11CB) hay “phân urê” ( Tiết 18 lớp 11CB) nhằm giải thích hiệntượng tự nhiên này.

Tài liệu được xem nhiều: