Danh mục

Vì sao người gầy vẫn bị tiểu đường

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 491.19 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo chí và các tài liệu truyền thông vẫn thường khuyến cáo người dân kiểm soát cân nặng để phòng tiểu đường, rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Vì thế rất nhiều người không thừa cân, thậm chí mảnh mai, không thể tin nổi khi bác sĩ khẳng định họ bị tiểu đường. Trước hết, cần tìm hiểu tại sao người béo lại dễ bị tiểu đường. Nhiệm vụ duy trì sự cân bằng đường huyết của cơ thể thuộc về một hormone có tên là insulin. Bình thường, lượng insulin được tiết ra đủ để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao người gầy vẫn bị tiểu đường Vì sao người gầy vẫn bị tiểu đường?Báo chí và các tài liệu truyền thông vẫn thường khuyến cáo người dân kiểmsoát cân nặng để phòng tiểu đường, rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnhnày. Vì thế rất nhiều người không thừa cân, thậm chí mảnh mai, không thể tinnổi khi bác sĩ khẳng định họ bị tiểu đường.Trước hết, cần tìm hiểu tại sao người béo lại dễ bị tiểu đường. Nhiệm vụ duy trì sựcân bằng đường huyết của cơ thể thuộc về một hormone có tên là insulin. Bìnhthường, lượng insulin được tiết ra đủ để chuyển hóa số đường mà cơ thể dung nạp,nhưng ở người béo, lượng insulin này lại trở nên không đủ. Do đó, tế bào gan sẽtăng sản xuất glucose trong khi các mô cơ và mỡ lại giảm tiếp nhận đường này,dẫn đến tăng đường huyết. Để đối phó, tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để tiếtthêm insulin. Nếu tình trạng cứ kéo dài như vậy, tuyến tụy sẽ kiệt sức, suy giảmchức năng, lượng insulin được sản xuất ngày càng giảm, không đủ để cân bằngđường huyết nữa, dẫn đến bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy, trong số bệnh nhântiểu đường type 2, tỷ lệ thừa cân, béo phì rất cao.Tuy nhiên, không phải cứ béo là mắc bệnh tiểu đường, do nhiều người có hệ nộitiết rất khỏe, khả năng thích ứng cao, tuyến tụy có thể sản xuất đủ lượng insulin lâudài. Và ngược lại, nhiều người không hề béo vẫn bị tiểu đường, trong đó một phầnlà do gene. Người mang gene nguy cơ cao này nếu không có chế độ ăn uống và tậpluyện hợp lý thì dù không thừa cân vẫn có nguy cơ phát bệnh.Nhiều người gầy bị tiểu đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đột ngột cósự thay đổi lớn. Vốn quen ăn nhiều rau, ít thịt, ít năng lượng, họ bỗng chuyển sangăn nhiều thịt và đồ béo, ít rau, lối sống tĩnh tại. Tuyến tụy của họ không có khảnăng thích ứng kịp thời với tình trạng thừa đạm, thừa mỡ, đường… đó để sản xuấtlượng hormone hợp lý, dẫn đến mắc bệnh.Tóm lại, người gầy chỉ có ít nguy cơ tiểu đường hơn người béo chứ không phải làkhông thể mắc bệnh này. Vì vậy dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên ăn uống cânbằng, chăm vận động thân thể để giảm nguy cơ tiểu đường và các bệnh nội tiếtkhác.

Tài liệu được xem nhiều: