Danh mục

Viêm bờ mi - Bệnh khó trị

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.30 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm bờ mi là viêm phần da mi và phần lông mi mọc. Thường viêm bờ mi xảy ra khi tuyến bã gần chân lông mi hoạt động kém. Khi tuyến bã giảm chức năng, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm, ngứa và kích thích mi mắt. Viêm bờ mi thường mạn tính và khó điều trị. Mặc dù thực sự khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị lực.Vì sao bị viêm bờ mi? Viêm bờ mi có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do viêm da đầu và lông mày, nhiễm khuẩn, rối loạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm bờ mi - Bệnh khó trị Viêm bờ mi - Bệnh khó trị Viêm bờ mi gây chắp, lẹo ở mắt. Viêm bờ mi là viêm phần da mi và phần lông mi mọc. Thường viêm bờmi xảy ra khi tuyến bã gần chân lông mi hoạt động kém. Khi tuyến bã giảmchức năng, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm, ngứa và kích thích mi mắt.Viêm bờ mi thường mạn tính và khó điều trị. Mặc dù thực sự khó chịu nhưngkhông ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Vì sao bị viêm bờ mi? Viêm bờ mi có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do viêm da đầu và lôngmày, nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng tuyến tiết chất nhờn của mi mắt, biểu hiện ởda điển hình bởi các ban hồng ở mặt. Viêm bờ mi có thể xảy ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, ít gặp hơn làviêm bờ mi có thể do dị ứng hoặc thậm chí do rận ở lông mi. Viêm bờ mi có biểu hiện gì? Khi bị viêm bờ mi, người bệnh thường thấy chảy nước mắt hoặc đỏ mắt,cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt, mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanhmi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt có bọt,lông mi mọc bất thường, rụng lông mi. Mi mắt có thể xuất hiện chất nhờn và vảy bám vào lông mi làm cho hai mimắt dính với nhau cả đêm. Người bệnh có thể phải banh mi mắt vào buổi sáng vìsự bài tiết các chất dính này. Đôi khi họ còn có thể nhận thấy các chất bài tiếttrong nước mắt khô vào buổi sáng giống như cát. Viêm bờ mi thường mạn tính cóthể ảnh hưởng đến lớp ngoài của mi mắt, vị trí mà lông mi mọc ra hoặc phần trongmi là phần tiếp xúc với nhãn cầu. Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm bờ mi sau khi khám mắt một cách cẩn thận.Bác sĩ có thể dùng một dụng cụ phóng đại trong khi khám. Đôi khi cần phải làmxét nghiệm chất tiết ở mi mắt hoặc kết mạc để tìm nguyên nhân. Biến chứng của viêm bờ mi Nếu bị viêm bờ mi, người bệnh có thể bị rụng lông mi, lông mi mọc bấtthường hoặc sẹo mi, hoặc những biến chứng khác như: Lẹo: Là một nhiễm khuẩn xuất phát từ vị trí gần chân lông mi. Nó là mộtbướu ở bờ hoặc trong mi mắt đau. Lẹo thường dễ thấy trên bề mặt mi mắt. Chắp: Xảy ra khi có tắc ở một trong các tuyến nhỏ ở bờ mi. Tuyến có thể bịnhiễm khuẩn do vi khuẩn, thường gây đỏ, sưng mi. Không giống lẹo, chắp thườngnhô lên trên từ trong mi mắt. Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt: Bài tiết chất dầu bất thường và các hạtbám ở lông mi giống như gàu bám da đầu. Phim nước mắt bất thường cản trở sựbôi trơn mắt. Viêm bờ mi có thể cản trở chức năng tiết chất nhầy của mi mắt gâykhô mắt. Đau mắt mạn tính: Viêm bờ mi có thể làm tái phát đau mắt đỏ. Tổn thương giác mạc: Kích thích liên tục từ bờ mi bị viêm hoặc lông xiêucó thể gây xước, loét giác mạc. Điều trị viêm bờ mi Viêm bờ mi khóđiều trị nhưng vệ sinh tốtcó thể kiểm soát được cáctriệu chứng và phòngbệnh. Nếu tình trạng bệnhkhông cải thiện, bác sĩ sẽkê đơn mỡ kháng sinh bôi Hình ảnh viêm bờ mi.tại chỗ. Trong trường hợpnặng, thuốc tra mắt dạngdung dịch phối hợp với kháng sinh và chống viêm có thể được chỉ định phối hợp.Viêm bờ mi thường dai dẳng, dễ tái phát. Hãy vệ sinh nhiều lần trong ngày có thểmang lại cho bạn hiệu quả kiểm soát tốt. Cách tự chăm sóc: - Nếu bị viêm bờ mi, hãy làm theo hướng dẫn tự chăm sóc sau đây 1 hoặc 2lần một ngày: - Đặt một chiếc gạc ấm lên mắt (nhắm trong 10 phút). - Ngay sau đó dùng một chiếc khăn dấp nước ấm và nhỏ một vài giọt dầugội đầu của trẻ sơ sinh để rửa ngay các hạt dầu hoặc vảy ở chân lông mi. - Rửa sạch mi mắt với nước ấm và nhẹ nhàng làm khô với khăn sạch, khô. Bạn cần thận trọng khi làm sạch chân lông mi. Để làm việc này một cáchtốt nhất, bạn nên kéo mi mắt ra để tránh làm tổn thương giác mạc do khăn lau. Hãyhỏi bác sĩ xem có cần dùng thêm dung dịch kháng sinh tại chỗ sau khi làm sạch mimắt theo cách này. Tiếp tục dùng phương pháp này đến khi các triệu chứng của bệnh hết. Mặcdù có thể làm giảm số lần vệ sinh mắt trong ngày nhưng nên duy trì thói quen tựchăm sóc mắt hằng ngày để giữ mắt luôn ở trạng thái kiểm soát. Nếu bị tái phát thìbạn nên tự vệ sinh mắt hằng ngày 1 hoặc 2 lần. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: