Thông tin tài liệu:
Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh học.4.1. Cơ chế bệnh sinh: (sơ đồ 1)Bệnh viêm cầu thân cấp là một bệnh lý gây ra do phức hợp miễn dịch. Sự xâm nhập của liên cầu khuẩn kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại những kháng nguyên hoà tan của liên cầu khuẩn. Sự xung đột kháng nguyênkháng thể tạo nên phức hợp miễn dịch trong thời gian từ 7 đến 15 ngày kể từ lúc nhiễm liên cầu khuẩn. Trong điều kiện kháng thể dư thừa sẽ tạo nên một PHMD có phân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm cầu thân cấp tính (Kỳ 2) Viêm cầu thân cấp tính (Kỳ 2) BS. Hoàng Đàn (Bệnh học nội khoa HVQY) 4. Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh học. 4.1. Cơ chế bệnh sinh: (sơ đồ 1) Bệnh viêm cầu thân cấp là một bệnh lý gây ra do phức hợp miễn dịch. Sựxâm nhập của liên cầu khuẩn kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lạinhững kháng nguyên hoà tan của liên cầu khuẩn. Sự xung đột kháng nguyên-kháng thể tạo nên phức hợp miễn dịch trong thời gian từ 7 đến 15 ngày kể từ lúcnhiễm liên cầu khuẩn. Trong điều kiện kháng thể dư thừa sẽ tạo nên mộtPHMD có phân tử lượng lớn, dễ kết tủa sẽ bị hệ thống lưới nội mô bắt giữ vàtiêu huỷ loại khỏi vòng tuần hoàn. Ngược lại, trong điều kiện kháng nguyên dưthừa sẽ tạo nên PHMD kháng nguyên-kháng thể có phân tử lượng nhỏ thoátkhỏi sự kiểm soát của hệ thống lưới nội mô lưu hành trong máu và lắng đọng tại cầu thân. Sự tương tác giữa kháng nguyên-kháng thể và sự lắngđọng PHMD trong cầu thân đã hoạt hoá hệ thống bổ thể, hoạt hoá hệ thống đông máu, hệ thốngkinin, hoạt hoá bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái kiềm, tế bào Mast vàtiểu cầu, nhằm mục đích loại phức hợp miễn dịch khỏi tuần hoàn và dọn sạchcác ổ lắng đọng PHMD trong cầu thân. Tác động của các hệ thống sinh học vàsự hoạt động của các tế bào dẫn đến sự hình thành quá trình viêm cấp tính ở cầuthân với tình trạng tăng sinh tế bào, phù nề xuất tiết. Sơ đồ 1: Cơ chế bệnh sinh của viêm cầu thân cấp Khác với viêm cầu thân mạn không rõ căn nguyên, kháng nguyên trongviêm cầu thân cấp tính là các kháng nguyên hoà tan của liên cầu khuẩn lưu hành trongmáu có tính nhất thời, phụ thuộc vào sự tồn tại của ổ nhiễm khuẩn. Phức hợpmiễn dịch trong viêm cầu thân cấp có phân tử lượng thấp, vượt qua màng nềnmột cách dễ dàng, tạo nên những ổ lắng đọng hình bướu (humps) ngoài màngnền dưới bề mặt biểu mô. Nếu chúng ta điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinhhoặc bằng phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm khuẩn (tức là loại bỏ nguồn cung cấpkháng nguyên, ngăn cản hình thành phức hợp miễn dịch) thì bệnh có thể khỏihoàn toàn. 4.2. Sinh lý bệnh học của viêm cầu thân cấp (sơ đồ 2). - Sự xung đột kháng nguyên-kháng thể tác động lên toàn bộ hệ thốngmạch máu ngoại vi và mao mạch cầu thân gây viêm cầu thân. - Tác dụng trên mao mạch ngoại vi: . Tăng tính thấm mao mạch gây ứ dịch ở khoang gian bào. . Co mạch máu làm tăng sức cản ngoại vi. - Tác dụng trên mao mạch cầu thân: . Tăng tính thấm mao mạch cầu thân. Protein vượt qua màng nền vàokhoang Bowmann, làm xuất hiện protein niệu. . Tăng sinh, phù nề làm giảm dòng máu đến thân dẫn đến tăng tiết renin,hoạt hoá hệ RAA gây tăng huyết áp. Có thể tăng huyết áp kịch phát gây co giật,hôn mê và suy tim cấp tính, hen tim, phù phổi cấp. . Mức lọc cầu thân giảm gây ứ muối và nước, mặt khác ứ muối và nướccòn do tác dụng của sự tăng tiết aldosteron và ADH. Hậu quả của ứ nước vàmuối dẫn đến phù. . Mức lọc cầu thân giảm gây thiểu niệu, vô niệu, tăng urê máu, tăngcreatinin và rối loạn nước-điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm-toan. Sơ đồ 2 : Sinh lý bệnh học của viêm cầu thân cấp.