Danh mục

Viêm cơ tim (Myocarditis) (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.56 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm cơ tim do bệnh Lyme:- Bệnh Lyme do xoắn khuẩn Borrelia burdoferi gây nên, bệnh lây truyền do ve. Bệnh có ở châuÂu, châu á, Hoa Kỳ... ở những nơi có ve lưu hành. Bệnh thường xảy ra ở những tháng đầu hè với những đặc điểm: ban đỏ ngoài da, sau vài tuần đến vài tháng xuất hiện các triệu chứng về thần kinh, khớp, tim... Các triệu chứng có thể tồn tại vài năm. Viêm cơ tim gặp ở khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh Lyme với biểu hiện hay gặp nhất là blốc nhĩ-thất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm cơ tim (Myocarditis) (Kỳ 3) Viêm cơ tim (Myocarditis) (Kỳ 3) TS. Nguyễn Đức Công (Bệnh học nội khoa HVQY) 6.3. Viêm cơ tim do bệnh Lyme: - Bệnh Lyme do xoắn khuẩn Borrelia burdoferi gây nên, bệnh lây truyềndo ve. Bệnh có ở châu Âu, châu á, Hoa Kỳ... ở những nơi có ve lưu hành. Bệnh thường xảy ra ở những tháng đầu hè với những đặc điểm: ban đỏngoài da, sau vài tuần đến vài tháng xuất hiện các triệu chứng về thần kinh, khớp, tim... Cáctriệu chứng có thể tồn tại vài năm. Viêm cơ tim gặp ở khoảng 10% bệnh nhânmắc bệnh Lyme với biểu hiện hay gặp nhất là blốc nhĩ-thất các loại, mà điểmtổn thương chủ yếu là ở nút nhĩ-thất, có thể gây ngất. Điện tim thấy thay đổi sóng T và ST thường xuyên, đôi khi có nhanh thất, ít khi có suy timvà tim to. Sinh thiết cơ tim có thể thấy xoắn khuẩn. Điều đó chứng tỏ các biểuhiện ở tim của bệnh là do tác động trực tiếp của xoắn khuẩn trên cơ tim, tuynhiên có thể có cả cơ chế qua trung gian miễn dịch. - Điều trị bằng kháng sinh liều cao như penixilin 20 triệu đơn vị/ngày hoặctetracyclin 1g/ngày chia 4 lần. Tạo nhịp tim tạm thời khi có blốc nhĩ-thất cấp II, III. 6.4. Viêm cơ tim do virut: - Có đến khoảng 10 loại virut gây viêm cơ tim. Viêm cơ tim thườngxuất hiện sau nhiễm virut vài tuần, cho phép gợi ý cơ chế miễn dịch gây nên tổnthương cơ tim. Các yếu tố tham gia làm nặng và dễ mắc bệnh là: tia xạ, rốiloạn dinh dưỡng, steroid, gắng sức, có tổn thương cơ tim từ trước. Bệnhthường diễn biến nặng ở trẻ em và người có thai. - Lâm sàng: giai đoạn đầu là triệu chứng nhiễm virut như: viêm xuất tiếtđường hô hấp trên, đau mỏi cơ khớp, sốt, mệt mỏi, đau đầu; sau đó xuất hiệnkhó thở, rối loạn nhịp, suy tim, hạ huyết áp... Xét nghiệm máu thấy hiệu giákháng thể với virut tăng (tùy loại virut). Gần đây, viêm cơ tim ở người nhiễmHIV khá thường gặp. - Giải phẫu bệnh thường thấy thâm nhiễm tế bào viêm ở sợi cơ tim, xuấthuyết từng ổ, có nhiều ổ hoại tử nhỏ. 6.5. Viêm cơ tim trong bệnh Chagas. - Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, domột loại côn trùng Triatominase truyền cho người hoặc qua đường truyền máu.Bệnh hay gặp ở Trung-Nam châu Mỹ. Bệnh thường ở người trẻ < 20 tuổi. - Bệnh thường có 3 giai đoạn: cấp tính, tiềm tàng và mạn tính. Sau giaiđoạn viêm cơ tim cấp tính, khoảng 30% bệnh nhân chuyển sang mạn tính,thường sau nhiễm ký sinh trùng 20 năm. Đặc điểm của bệnh là buồng tim giãn to, xơ hoá, thành thất mỏng, phìnhtim, hay có cục máu đông ở thành tim, hay có suy tim, loạn nhịp, blốc nhĩ-thấtcác loại, đột tử, tỉ lệ tử vong cao. - Điều trị còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là phòng biến chứng do suytim, blốc nhĩ-thất, loạn nhịp... Amiodaron có tác dụng tốt trong điều trị cácloạn nhịp thất ở bệnh Chagas. Dùng thuốc chống đông để phòng tắc mạch. Cóbiện pháp tránh truyền bệnh qua côn trùng. 6.6. Viêm cơ tim do Toxoplasma: - Bệnh hay xảy ra ở người có suy giảm miễn dịch (do thuốc ức chế miễndịch, do HIV, tự phát). Biểu hiện lâm sàng là giãn buồng tim, viêm màng ngoàitim xuất tiết, suy tim, blốc nhĩ-thất, rối loạn nhịp tim. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. - Giải phẫu bệnh: thâm nhiễm các tế bào viêm, nhất là các tế bào áitoan ở cơ tim, phù nề thoái hoá các dải cơ, tràn dịch màng ngoài tim. - Điều trị phải phối hợp pyrimethamine và sulfonamide. Corticoid có tácdụng tốt ở những người có loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền. 6.7. Viêm cơ tim do các tế bào khổng lồ (Giant cell myocarditis): -Xuất hiện nhiều tế bào khổng lồ nhiều nhân ở cơ tim. Nguyên nhânchưa rõ, khả năng do quá trình miễn dịch hay tự miễn. Bệnh nhân bị suy timnặng, loạn nhịp, các buồng tim giãn to, có cục máu đông ở thành tim, đaungực. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường phối hợp ở người có u tuyến ức,luput ban đỏ, cường giáp. Hay gặp bệnh này ở người trẻ tuổi và trung niên. - Về điều trị: khó khăn, cần nghiên cứu ghép tim. Corticoid và thuốc ứcchế miễn dịch (nhất là cyclosporine) có hiệu quả giảm viêm cơ tim. 6.8. Viêm cơ tim do tia xạ: Thường xảy ra ở người được điều trị bằng tia xạ, tai nạn với chấtphóng xạ... Cơ tim bị tổn thương cấp tính hoặc mạn tính, viêm màng ngoàitim có tràn dịch gây ép tim, co thắt; xơ hoá động mạch vành, nhồi máu cơ tim,xơ cơ tim, rối loạn dẫn truyền. 6.9. Viêm cơ tim do thuốc: - Thường sau dùng thuốc 1-2 tuần, bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, khóthở, suy tim... Viêm cơ tim hay gặp khi dùng thuốc điều trị ung thư (đặc biệtlà doxorubixin), emetin, chloroquin, phenothiazine... Điện tim thường có biếnđổi sóng T và ST rõ rệt. - Điều trị: dừng các thuốc đang điều trị, dùng thuốc chống độc đặc hiệu(nếu có). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: