Danh mục

VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP, MẠN (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.15 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đoán xác định: - Viêm đài bể thận cấp: Dựa vào tam chứng cổ điển:+ Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, rét run.+ Đau mỏi vùng thắt lưng. + Đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ, nước tiểu có bạch cầu, tế bào mủ và vi khuẩn. - Viêm đài bể thận mạn: Dựa vào các triệu chứng sau:+ Có tiền sử viêm đài bể thận cấp tái phát nhiều lần. + Suy thận: hội chứng tăng urê máu, tăng huyết áp, phù, thiếu máu.+ Siêu âm thận hoặc chụp X quang thận thấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP, MẠN (Kỳ 3) VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP, MẠN (Kỳ 3) IV. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: - Viêm đài bể thận cấp: Dựa vào tam chứng cổ điển: + Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, rét run. + Đau mỏi vùng thắt lưng. + Đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ, nước tiểu có bạch cầu, tế bào mủ và vikhuẩn. - Viêm đài bể thận mạn: Dựa vào các triệu chứng sau: + Có tiền sử viêm đài bể thận cấp tái phát nhiều lần. + Suy thận: hội chứng tăng urê máu, tăng huyết áp, phù, thiếu máu. + Siêu âm thận hoặc chụp X quang thận thấy thận teo nhỏ không đều. 2. Chẩn đoán phân biệt: 2.1. Viêm đài bể thận cấp phân biệt với đợt cấp của viêm đài bể thận mạn: Viêm đài bể thận mạn đợt cấp có các triệu chứng của viêm đài bể thận cấp,ngoài ra có thêm triệu chứng suy thận, siêu âm thận và X quang thận thấy thận teonhỏ không đều. 2.2. Viêm đài bể thận mạn: - Giai đoạn tiềm tàng phân biệt với các bệnh gây đái nhiều như: đái tháođường, đái nhạt... Chủ yếu phân biệt dựa vào triệu chứng của các bệnh trên. - Viêm thận kẽ do uống quá nhiều thuốc giảm đau, chống viêm: dựa vàotiền sử. - Viêm thận bể thận kẽ do tăng acid ước máu, tăng calci máu: dựa vào điệngiải đồ và không có triệu chứng nhiễm khuẩn. - Thận teo một bên bẩm sinh: thận teo nhỏ một bên nhưng không có triệuchứng nhiễm khuẩn, dựa vào X quang và siêu âm thận để chẩn đoán xác định. Như vậy ở tuyến cơ sở có thể dựa vào bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng,hội chứng bàng quang và đau mỏi vùng thắt lưng nghĩ tới viêm đài bể thận cấp.Nếu bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần, có hộichứng bàng quang và đi tiểu nhiều về đêm là có thể nghĩ đến viêm đài bể thậnmạn. V. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị viêm đài bể thận cấp: Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn: - Tốt nhất là cấy nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ,dựa vào kết quả kháng sinh đồ để dùng kháng sinh cho thích hợp. Trong khi chờkết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ cần cho kháng sinh ngay. Nếu vài ba ngàyđiều trị, triệu chứng lâm sàng không bớt sẽ điều chỉnh kháng sinh theo kết quảkháng sinh đồ. - Các kháng sinh thường dùng hiện nay cho viêm đài bể thận cấp là: + Nhóm Quinolon: Peflacin, Nonoxacine... + Cephalosporin: Zinnat, Fortum... + Nhóm Aminosid: Amikacin, Gentamycin... + Nhóm β-lactam: Ampicillin, Unasyn... - Dùng liều cao và phối hợp kháng sinh, thời gian dùng kháng sinh ít nhấtlà 2 tuần lễ. Trong trường hợp đặc biệt như trực khuẩn mủ xanh hoặc tụ cầu vànghoặc khởi viêm từ tuyến tiền liệt, kháng sinh có thể dùng kéo dài 1 tháng. - Khi ngừng kháng sinh 5 ngày cấy lại nước tiểu tìm vi khuẩn niệu (âmtính), UIV không có tổn thương coi như khỏi hẳn. 2. Điều trị viêm đài bể thận mạn: - Kháng sinh chống nhiễm khuẩn dùng kháng sinh khi có đợt cấp của viêmđài bể thận mạn. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh không độc với thận, không làmgiảm mức lọc của cầu thận và lưu ý chỉnh liều kháng sinh theo mức độ suy thận. - Điều trị triệu chứng: + Điều trị tăng huyết áp. + Điều trị thiếu máu. + Điều trị suy thận bằng điều trị bảo tồn nội khoa hoặc điều trị thay thế thậnsuy tùy từng giai đoạn của suy thận. 3. Điều trị chung cho viêm đài bể thận cấp và mạn: - Uống nhiều nước đảm bảo nước tiểu > l,5 lít/24h. - Loại bỏ được các nguyên nhân thuận lợi: mổ lấy sỏi, điều trị u tuyến tiềnliệt... VI. PHÒNG BỆNH - Đảm bảo vệ sinh tránh viêm thận ngược dòng. - Tránh các thủ thuật không cần thiết: thông đái... - Loại bỏ các yếu tố nguy cơ. - Khi có suy thận: + Đảm bảo chế độ ăn. + Dùng kháng sinh không độc với thận. + Điều trị tăng huyết áp, phù, thiếu máu (nếu có). (Bệnh học Nội khoa. Tập 2. Nhà xuất bản y học 2006) ...

Tài liệu được xem nhiều: