Danh mục

Viêm đại tràng có phải là nguy cơ gây ung thư?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm nay tôi 40 tuổi, bị viêm đại tràng (VĐT) mạn tính, đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi. Xét nghiệm bác sĩ bảo bị nấm ruột (nấm men). Vậy xin hỏi có thuốc gì chữa được không? Có nguy cơ gây ung thư đại tràng không? VĐT thường chia ra thể cấp và mạn. Về nguyên nhân cũng chia ra làm hai loại: VĐT có nguyên nhân, VĐT không rõ nguyên nhân. VĐT có nguyên nhân do nhiễm khuẩn: lỵ trực khuẩn, salmonella, thương hàn, phó thương hàn, mycobactirin, lao, tụ cầu, liên cầu, E.coli, ký sinh trùng... VĐT...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm đại tràng có phải là nguy cơ gây ung thư? Viêm đại tràng có phải là nguy cơ gây ung thư? Năm nay tôi 40 tuổi, bị viêm đại tràng (VĐT) mạn tính, đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi. Xét nghiệm bác sĩ bảo bị nấm ruột (nấm men). Vậy xin hỏi có thuốc gì chữa được không? Có nguy cơ gây ung thư đại tràng không? VĐT thường chia ra thể cấp và mạn. Về nguyên nhân cũng chia ra làm hai loại: VĐT có nguyên nhân, VĐT không rõ nguyên nhân. VĐT có nguyên nhân do nhiễm khuẩn: lỵ trực khuẩn, salmonella, thương hàn, phó thương hàn, mycobactirin, lao, tụ cầu, liên cầu, E.coli, ký sinh trùng... VĐT không rõ nguyên nhân: có thể có một số yếu tố thuận lợi: dị ứng, yếu tố gia đình, chủng tộc, cơ thể tự miễn, yếu tố tâm lý (sau stress); sau rối loạn, co thắt đại tràng (bệnh đại tràng chức năng), Crôm đại tràng. Bạn bị viêm đại tràng mạn đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, nếu kết quả cấy phân bị nấm ruột thì phải ngừng ngay các loại kháng sinh và dùng các loại thuốc chống nấm. Về tiến triển của tổn thương do nấm đại tràng mạn chủ yếu gây loét, sung huyết, xuất huyết có đặc điểm đồng đều, liên tục, 95% có viêm trực tràng, có thể có áp-xe nhỏ nhưng không làm hẹp thành đại tràng như bệnh Crôm đại tràng, có phát sinh giả polype. Viêm nặng dẫn đến mỏng thành đại tràng, khi nấm lan tới thành mạc (màng ngoài của đại tràng) có thể gây thủng đại tràng. Khi viêm loét đại tràng kéo dài, tế bào biểu mô bị loạn sản chuyển biến thành ung thư đại tràng. Theo chúng tôi, bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định soi trực tràng ống cứng hoặc soi toàn bộ đại tràng bằng ống soi sợi. Khi đã phát hiện ung thư đại tràng nhất thiết phải sớm được phẫu thuật. Ăn uống với người viêm đại tràng Tôi bị viêm đại tràng gần một năm nay. Tôi chỉ ăn thịt nạc và rau luộc không dám ăn dầu mỡ hay cá và cũng không uống được sữa. Xin hỏi tôi ăn như vậy lâu ngày có thiếu dinh dưỡng không? Nên ăn chế độ như thế nào thì hợp lý với bệnh của tôi? Theo thư bạn nói bị viêm đại tràng gần một năm rồi nhưng không nói rõ đã khám ở đâu và dùng những thuốc gì. Vì viêm đại tràng có nhiều nguyên nhân, do vậy phải khám nội soi, cần thì bác sĩ chỉ định sinh thiết để tìm nguyên nhân, cũng có trường hợp không có tổn thương thực thể mà do thần kinh như co thắt đại tràng cơ năng. Tuy nhiên nếu đúng viêm đại tràng thì việc điều trị cần phối hợp thuốc và chế độ ăn uống. Hằng ngày bạn chỉ ăn thịt nạc và rau luộc là kiêng quá như vậy sẽ thiếu vitamin, khoáng chất. Với người bệnh tiêu hóa nói chung và đại tràng hay dạ dày nói riêng vấn đề quan trọng cần kiêng là thuốc lá, bia rượu, đồ ăn quá cay như ớt, tiêu, tránh thức ăn ôi thiu (nhiễm khuẩn) nhiễm hóa chất. Các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, cá đồng, tôm, đỗ, đậu, vừng, lạc, trứng đều ăn được. Các loại rau củ quả cần chú ý rửa sạch, ăn chín, uống sôi. Tuy nhiên, bạn cũng nên theo dõi khi ăn thức ăn nào đó mà hễ cứ ăn vào gây khó chịu, đau bụng hoặc tiêu phân lỏng, phân sống thì cần tránh. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, cần thiết xét nghiệm cả phân để được chẩn đoán xác định và chỉ định dùng thuốc thích hợp, kết hợp chế độ ăn hợp lý, có thể dùng thêm sinh tố nếu cần. Đôi khi định kỳ tẩy giun cũng giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa.

Tài liệu được xem nhiều: