Viêm đường tiết niệu điều trị ra sao?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm đường tiết niệu điều trị ra sao? Viêm đường tiết niệu - điều trị ra sao? Tôi năm nay 70 tuổi, cách đây 3 ngày tôi bị đi tiểu buốt và dắt, có khi cứ 30phút phải đi 1 lần và có cảm giác ngây ngấy sốt. Tôi đi khám bệnh, các bác sĩ kếtluận tôi bị viêm đường tiết niệu. Vậy tôi muốn hỏi: Viêm đường tiết niệu là gì?Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này? Cách điều trị và phòng tránh? Hệ thống tiết niệu gồm có 2 quả thận, đài - bể thận, niệu quản 2 bên nối từthận xuống tới bàng quang, bàng quang và niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nướctiểu từ bàng quang ra ngoài. Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ratrên đường tiết niệu. Nếu viêm xảy ra trên khu vực đài - bể thận thì sẽ có tên gọi làviêm đài - bể thận (là một bệnh lý cấp tính rất nặng); còn từ viêm đường tiết niệunhư trường hợp của bác là chỉ viêm nhiễm của đường tiết niệu vùng thấp (gồm cóbàng quang và niệu đạo). Viêm đường tiết niệu thường do các loại vi khuẩn gây nên, loại vi khuẩnhay gặp nhất là E. Coli (chiếm tới khoảng 80% các trường hợp viêm đường tiếtniệu ở người lớn). Vi khuẩn có thể thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạttình dục, qua các dụng cụ (như đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi...). Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu(ở thấp gồm có sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo), ứ trệ nước tiểu do u phì đại tiền liệttuyến, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục - tiết niệu mà khôngdùng phương tiện bảo vệ; những người bị mắc các bệnh làm suy giảm khả năngchống đỡ của cơ thể ví dụ đái tháo đường, suy giảm miễn dịch; người già yếu, suykiệt... Cách điều trị bệnh phải hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh,nếu là do vi khuẩn thông thường thì có thể điều trị như sau: - Trước hết phải bảo đảm uống nhiều nước, khoảng hơn 2 lít/ngày (uốngchủ yếu vào ban ngày, không uống vào buổi đêm vì gây mất ngủ do phải thức dậyđi tiểu). Bác có thể uống nước râu ngô, bông mã đề cũng có tác dụng tốt, nhưngquan trọng là phải đủ lượng nước như đã nêu trên. - Sử dụng kháng sinh: có nhiều nhóm thuốc có tác dụng tốt trên đường tiếtniệu. Đó là những kháng sinh thải trừ dạng có hoạt tính qua thận, khi thải trừ quathận vào đường tiết niệu, các kháng sinh này vẫn còn giữ được hoạt tính tác dụngtrên mầm bệnh. Các nhóm thuốc hay dùng là cephalosporin thế hệ thứ 3; nhóm thuốcquinolon và trimethoprin kết hợp sulfamethoxazole (biệt dược bactrim, biseptol)...Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cho thuốc phù hợp. - Nếu đái buốt nhiều có thể uống thêm các thuốc giảm đau, làm giãn cơtrơn như visceralgin ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên hay nospa 40mg, cũng uống tươngtự. Để phòng bệnh, trước hết cần bảo đảm uống đủ lượng nước cần thiết; giữvệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn (đoạn giữa hậu môn và cơ quan sinh dục)bằng cách rửa bằng xà phòng sạch sau mỗi lần đi ngoài; không nên nhịn đi tiểuquá lâu; điều trị tốt các bệnh có ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y tế sức khỏe y học thường thức bệnh người lớn bệnh trẻ em bệnh phụ nữ sức khỏe giớ tính sức khỏe người cao tuổi y học cổ truyền bệnh chuyên khoa Viêm đường tiết niệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 276 0 0 -
Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
6 trang 265 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 182 0 0 -
6 trang 181 0 0
-
120 trang 175 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 164 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
97 trang 125 0 0
-
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 125 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
4 trang 97 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 84 0 0 -
11 trang 80 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 76 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0