VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 3)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 3) VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 3) E- Triệu chứng lâm sàng: Đa số trường hợp bệnh bắt đầu từ từ tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắtđầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Trước khi dấu hiệu khớp xuất hiện,bệnh nhân có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, ramồ hôi nhiều, rối loạn vận mạch, đau nhức và khó cử động ở khớp khi ngủ dậy.Giai đoạn này có thể dài hàng tuần hàng tháng. 1- Biểu hiện ở tại khớp: * Giai đoạn bắt đầu: - Vị trí ban đầu: 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm 1 khớp - trong đó 1/3 bắtđầu bằng viêm 1 trong các khớp nhỏ ở bàn tay (cổ tay, bàn ngón, đốt ngón gần),1/3 khớp gối và 1/3 các khớp còn lại. - Tính chất: sưng đau rõ, ngón tay hình thoi, dấu hiệu cứng khớp buổi sángthấy từ 10 - 20%. Bệnh diễn tiến kéo dài đến vài tuần vài tháng, rồi chuyển sanggiai đoạn rõ rệt. * Giai đoạn toàn phát: - Vị trí khớp viêm: bàn tay 90%, cổ tay 90%, khớp đốt ngón gần 80%, bànngón 70%. Khớp gối 90%. Bàn chân 70%, cổ chân 70%, ngón chân 60%. Khớpkhuỷu 60%. Các khớp khác: háng, cột sống, hàm, ức đòn hiếm gặp và thường xuấthiện muộn. - Tính chất viêm: đối xứng 95%. Sưng, đau, hạn chế vận động, ít nóng đỏ,có thể có nước ở khớp gối. Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Đau tăng nhiều vềđêm (gần sáng). Các ngón tay hình thoi, nhất là các ngón 2, 3, 4. - Diễn biến: các khớp viêm tiến triển tăng dần và nặng dần, phát hiện thêmcác khớp khác. Các khớp viêm dần dẫn đến tình trạng dính và biến dạng, bàn ngóntay dính và biến dạng, ở tư thế nửa co và lệch trục về phía trụ, khớp gối dính ở tưthế nửa co. 2- Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp: - Toàn thân: gầy sút, mệt mỏi, ăn kém, da xanh nhợt do thiếu máu, rối loạnthần kinh thực vật. - Ở da và mô dưới da: 20% trường hợp bệnh nhân có những “nốt thấp” ở davà mô dưới da. Đó là những hạt hay cục nổi lên khỏi mặt da, chắc, không đau,không di động và dính vào nền xương ở dưới. Kích thước từ 5 - 20 mm đườngkính. Vị trí hay gặp nhất là trên xương trụ ở gần khớp khuỷu, hoặc trên xươngchày ở gần khớp gối, hoặc lưng ngón tay; mặt sau da đầu; các nơi xương lồi dướida. Số lượng từ 1 đến vài hạt. Nốt thấp thường có cùng với giai đoạn bệnh tiếntriển và có thể tồn tại hàng tuần hàng tháng. Da khô, teo và xơ nhất là các chi. Ganbàn tay, bàn chân giãn mạch đỏ hồng. Rối loạn dinh dưỡng và vận mạch có thểgây loét vô khuẩn ở chân, phù một đoạn chi, nhất là chi dưới. - Cơ, gân và bao khớp: teo cơ rõ rệt ở vùng quanh khớp tổn thương: cơ liêncốt và cơ giun bàn tay, cơ ở đùi, cẳng chân. Teo cơ là hậu quả do không vận động. * Viêm gân: Hay gặp viêm gân Achille. * Bao khớp: Có thể phình ra thành các kén hoạt dịch như ở vùng khoeo. - Nội tạng: Rất hiếm gặp trên lâm sàng. * Tim: Có thể có dấu chứng viêm màng ngoài tim. * Phổi: Có thể có dấu chứng thâm nhiễm hay tràn dịch, xơ phế nang. * Hạch: Hạch nổi to và đau ở mặt trong cánh tay. * Xương: Mất vôi, gãy tự nhiên. * Thận: Amyloid có thể xảy ra ở bệnh nhân bệnh đã tiến triển lâu ngày vàcó thể dẫn tới suy thận. * Thần kinh: Có thể bị viêm đa dây thần kinh ngoại biên. - Mắt, chuyển hóa: * Viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi. * Thiếu máu nhược sắc. F- Triệu chứng cận lâm sàng: 1- Xét nghiệm chung: - Công thức máu: hồng cầu giảm, nhược sắc; bạch cầu có thể tăng hoặcgiảm. - Tốc độ lắng máu tăng. - Xét nghiệm định lượng Haptoglobin, Seromucoid và phản ứng C- Proteincó thể dương tính.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
viêm khớp dạng thấp bệnh học và điều trị y học cổ truyền đông y trị bệnh bài giảng bệnh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 276 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
6 trang 181 0 0
-
120 trang 175 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 164 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 125 0 0 -
97 trang 125 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Một số thuật ngữ y học dân tộc thường dùng
6 trang 90 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 84 0 0 -
11 trang 80 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 76 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 73 0 0 -
108 trang 62 0 0
-
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 62 0 0 -
102 trang 60 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 59 0 0