Danh mục

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 7)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.77 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên tắc chọn lựa điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay: - Sử dụng ngay từ đầu những thuốc có thể ngăn chặn được sự hủy hoại xương và sụn có thể thay đổi được diễn tiến của bệnh: dùng các thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện được bệnh.- Điều trị triệu chứng đồng thời với điều trị cơ bản và giảm dần thuốc điều trị triệu chứng khi thuốc điều trị cơ bản có hiệu quả.Các thuốc điều trị cơ bản có thể sử dụng lâu dài nếu không có tác dụng phụ. Và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 7) VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 7) 3- Nguyên tắc chọn lựa điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay: - Sử dụng ngay từ đầu những thuốc có thể ngăn chặn được sự hủy hoạixương và sụn có thể thay đổi được diễn tiến của bệnh: dùng các thuốc chống thấpkhớp có thể cải thiện được bệnh. - Điều trị triệu chứng đồng thời với điều trị cơ bản và giảm dần thuốc điềutrị triệu chứng khi thuốc điều trị cơ bản có hiệu quả. Các thuốc điều trị cơ bản có thể sử dụng lâu dài nếu không có tác dụng phụ.Và ngoài ra ngay từ đầu có thể áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ song song. 4- Hướng điều trị trong tương lai: Ngoài các biện pháp điều trị hỗ trợ tiếp tục được nghiên cứu, các điều trịtương lai sẽ tập trung vào: - Can thiệp trực tiếp vào các lympho T bằng cách dùng vaccin đối với thụthể của lympho T. - Can thiệp vào các kháng thể đơn dòng. - Cải tạo môi trường sống. - Can thiệp vào gen (DNA) tức cải thiện cơ địa người bệnh và loại trừnguyên nhân gây bệnh. II- QUAN NIỆM Y HỌC CỔ TRUYỀN: A. Bệnh danh theo YHCT: Triệu chứng bệnh lý của viêm khớp dạng thấp theo YHHĐ nêu trên cũngđược mô tả trong phạm vi các bệnh chứng của YHCT như: - Chứng tý: Tam tý, Ngũ tý, Chu tý. - Lịch tiết phong, hạc tất phong. Chứng tý là một trong những chứng chủ yếu của YHCT, Tý đồng âmvới Bí, tức bế tắc lại không thông. Tý vừa được dùng để diễn tả biểu hiện của bệnhnhư là tình trạng đau, tê, mỏi, nặng, sưng, nhức, buốt … ở da thịt, khớp xương,vừa được dùng để diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự bế tắc không thông của kinhlạc, khí huyết. B. Nguyên nhân và bệnh sinh: Chủ yếu là do 2 nhóm nguyên nhân Ngoại cảm và Nội thương. - Nhóm Ngoại cảm đơn thuần do 3 thứ tà khí Phong, Hàn, Thấp lẫn lộn đếnxâm nhập vào cơ thể. Các tà khí này gây rối loạn sự vận hành khí huyết, làm chokhí huyết bế tắc, lưu thông không điều hòa mà sinh bệnh. Các tà khí này lại bị tắclưu lại ở kinh lạc hoặc tạng phủ gây sưng, đau, nhức, tê buồn, nặng, mỏi ở mộtvùng cơ thể hay các khớp xương. - Nhóm Ngoại cảm phối hợp với Nội thương gây bệnh: Điều kiện để 3 khítà Phong, Hàn, Thấp gây bệnh được là cơ thể có Vệ khí suy yếu, hoặc có sẵn Khíhuyết hư, hoặc tuổi già có Can thận hư suy. Ngoài ra, điều kiện thuận lợi để 3 tà khí xâm nhập gây bệnh cho cả 2 thểloại trên là sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, ngâm tẩm thường xuyêndưới nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rétthường xuyên. C. Dự hậu và tiên lượng: Nguyên nhân gây ra các chứng nêu trên đều do 3 tà khí Phong, Hàn,Thấp. Trời có 6 thứ khí, mà bệnh lý khớp xương đã bị 3 thứ khí làm bệnh, tấtnhiên là bệnh nan trị, vì Phong thì đi nhanh, Hàn thì vào sâu, mà Thấp thì ướt đẫmvà ứ đọng. - Tà khí còn ở ngoài bì phu thì bệnh còn nhẹ, dễ phát tán, thuộc phần dễ trị. - Tà khí đã thâm nhập vào nội tạng làm cho tạng khí suy kiệt, thuộc phầnbất trị. - Tà khí vào khoảng gân xương, không còn ngoài bì phu cũng chưa vào nộitạng, thuộc phần khó trị. Theo sách Tố Vấn Nội kinh: chứng Tý phạm thẳng vào Tạng sẽ chết, nếulưu niên ở gân xương thì lâu khỏi, nếu chỉ ở khoảng bì phu thì chóng khỏi.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: