Viêm màng ngoài tim ( Pericarditis) (Kỳ 2)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm màng ngoài tim ( Pericarditis) (Kỳ 2) Viêm màng ngoài tim ( Pericarditis) (Kỳ 2) TS. Ng. Oanh Oanh (Bệnh học nội khoa HVQY) 3. Lâm sàng. Chỉ đề cập đến viêm màng ngoài tim có tràn dịch. + Triệu chứng toàn thân: thường không đặc hiệu, phụ thuộc vào nguyênnhân gây bệnh. Có thể gặp các triệu chứng: sốt, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân. + Triệu chứng cơ năng: - Đau tức ngực là triệu chứng thường gặp, nhưng không phải lúc nàocũng có. Đau thường là vùng trước tim hoặc sau xương ức, có thể lan ra saulưng hoặc lên cổ; thường đau tăng khi bệnh nhân hít sâu, ho; mức độ đau có thểnhiều hoặc ít, đôi khi bệnh nhân có cảm giác bị đè ép trong lồng ngực. - Khó thở: khó thở khi gắng sức, về sau khó thở tăng dần, thường khóthở nhanh nông; khi có chèn ép tim thì khó thở dữ dội. - Các triệu chứng khác ít gặp hơn: ho khan, khó nuốt, nấc. + Triệu chứng thực thể: - Nhìn và sờ: không thấy mỏm tim đập hoặc đập rất yếu. - Gõ: diện đục của tim thường to ra. - Nhịp tim thường nhanh nhỏ, tiếng tim nghe mờ hoặc rất khó nghe. - Có thể nghe thấy tiếng cọ MNT. Tiếng cọ MNT là một dấu hiệu đặctrưng của viêm MNT, nhưng tiếng cọ thường thay đổi theo thời gian, theo quátrình điều trị. - Thay đổi huyết áp: thường huyết áp tâm thu thấp, huyết áp tâm trươngbình thường hoặc tăng nhẹ, huyết áp hiệu số giảm (huyết áp kẹt). - Các dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại biên: tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phùhai chi dưới, áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng > 25 cmH2O. - Nếu lượng dịch xuất hiện nhiều và nhanh thì có dấu hiệu mạch nghịchthường: bệnh nhân hít vào thì mạch lại nhỏ đi, và huyết áp hạ ≤ 10 mmHg so vớithì thở ra. 4. Cận lâm sàng. 41. X quang: chiếu X quang tim-phổi là xét nghiệm giúp ích cho chẩnđoán TDMNT. X quang bao gồm hình ảnh: bóng tim to, đập yếu hoặc gần nhưkhông đập, thấy hình ảnh hai bóng (bóng tim phía trong, bóng dịch phía ngoài). - Chụp X quang tim-phổi: hình ảnh tim to bè sang hai bên, cuống timngắn tạo hình quả bầu, bờ tim rõ nét, có thể thấy hình hai bờ tim: bờ trong làbóng tim, bờ ngoài là MNT chứa dịch. Đôi khi thấy một vài chỗ vôi hóa ởMNT. - Nếu chụp X quang có bơm khí sau khi hút hết dịch MNT có thể thấyhình ảnh MNT dày, hoặc u ở MNT. 4.2. Điện tâm đồ: Thường gặp một số các rối loạn sau nhưng không đặc hiệu: + Giảm điện thế ở đạo trình mẫu hoặc đạo trình ngực với tổng giá trịtuyệt đối |R+S | ở đạo trình mẫu ≤ 5 mm, đạo trình ngực ≤ 7 mm. + Rối loạn về tái cực thất, biến đổi về đoạn ST, sóng T là hay gặp.Người ta thấy ST chênh lên đồng hướng ở các chuyển đạo trước tim từ V1 đếnV6, hiện tượng này được giải thích là do viêm thượng tâm mạc trên một diệnrộng, khác với hình ảnh nhồi máu cơ tim thường có hình ảnh soi gương củađoạn ST và T. Những rối loạn tái cực của đoạn ST và T có thể được chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn I: ST chênh lên với sóng T (+). - Giai đoạn II: sóng T dẹt thường sau 24 - 48h. - Giai đoạn III: ST đẳng điện, sóng T ( - ). - Giai đoạn IV: các sóng ECG trở về bình thường. + Cũng có thể gặp các rối loạn nhịp khác như: rung nhĩ, cuồng động nhĩ,ngoại tâm thu nhĩ. 4.3. Siêu âm tim: Siêu âm tim giúp cho chẩn đoán xác định có dịch màng ngoài tim; chẩnđoán phân biệt TDMNT với tràn dịch màng phổi trái mức độ nặng. - Khi tràn dịch màng ngoài tim sẽ thấy: . Khoảng trống siêu âm phía sau thất trái, hoặc tràn dịch nhiều thì thấycả khoảng trống siêu âm phía sau thất phải. Nếu khoảng trống siêu âm càng lớnthì lượng dịch càng nhiều. . Lá thành màng ngoài tim giảm hoặc mất vận động. . Tăng vận động của thành sau thất trái và vách liên thất. . Có thể thấy dấu hiệu ép nhĩ phải, thất phải; hoặc nhĩ trái, thất trái trongTDMNT có ép tim. . Có rối loạn một số chức năng tim như: giảm đầy máu tâm trương,giảm cung lượng tim, giảm thể tích nhát bóp; thay đổi biên độ sóng A, sóng E;thay đổi các đường kính của buồng tim theo hô hấp. 4.4. Các xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thườngthấy các biểu hiện của viêm: bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, fibrinogen tăng. Các xét nghiệm đặc trưng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:cấy máu tìm vi khuẩn trong máu và trong dịch màng ngoài tim; cấy tìm vikhuẩn lao trong tràn dịch màng ngoài tim; làm xét nghiệm ASLO, xét nghiệmMantoux... 4.5. Chọc dò màng ngoài tim: Là một biện pháp để chẩn đoán xác định có TDMNT và giúp chẩn đoánnguyên nhân TDMNT thông qua việc xét nghiệm tế bào, sinh hóa, vi khuẩn,miễn dịch của dịch màng ngoài tim. Chọc dịch màng ngoài tim là kỹ thuật cấp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Viêm màng ngoài tim bệnh nội khoa bệnh tim mạch đại cương tim mạch học bệnh học nội khoa Viêm màng ngoài tim sinh lý màng ngoài timGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng kỹ thuật máy học vào phân loại bệnh tim
9 trang 215 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 115 0 0 -
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 trang 85 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
7 trang 76 0 0
-
Sổ tay Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa: Phần 2
179 trang 70 0 0 -
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở một số bệnh nội khoa mạn tính
7 trang 70 0 0 -
5 trang 68 1 0
-
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 63 0 0 -
19 trang 61 0 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 60 0 0 -
97 trang 47 0 0
-
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 40 0 0 -
6 Dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch
5 trang 39 0 0 -
Báo cáo Lợi ích của phòng ngừa tiên phát bằng statin: Thấy gì qua nghiên cứu JUPITER?
34 trang 37 0 0 -
Cách phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 1
73 trang 36 0 0 -
296 trang 35 0 0
-
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 35 0 0 -
Khảo sát tình trạng loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa nội cơ xương khớp
7 trang 35 0 0