Danh mục

VIÊM MỦ MÀNG PHỔI (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.59 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều trị bảo tồn: Nội dung chính của điều trị bảo tồn bao gồm: + Kháng sinh: phải dùng kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp dùng kháng sinh tại chỗ và kháng sinh toàn thân.+ Chọc hút màng phổi: - Có tác dụng tốt khi mủ màng phổi mới xuất hiện, dịch mủ còn loãng và số lượng không lớn, khoang màng phổi không bị dày dính và đóng ngăn.- Nên chọc ở chỗ gõ đục nhất nhưng không nên thấp quá vì có thể bị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM MỦ MÀNG PHỔI (Kỳ 3) VIÊM MỦ MÀNG PHỔI (Kỳ 3) 2. Điều trị bảo tồn: Nội dung chính của điều trị bảo tồn bao gồm: + Kháng sinh: phải dùng kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh vàdùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp dùng kháng sinh tại chỗ và khángsinh toàn thân. + Chọc hút màng phổi: - Có tác dụng tốt khi mủ màng phổi mới xuất hiện, dịch mủ cònloãng và số lượng không lớn, khoang màng phổi không bị dày dính và đóng ngăn. - Nên chọc ở chỗ gõ đục nhất nhưng không nên thấp quá vì có thể bịtắc kim do mủ đặc đọng ở đáy khoang mủ. Sau khi hút hết mủ có thể bơm rửakhoang màng phổi bằng huyết thanh mặn, sau đó có thể bơm kháng sinh vàokhoang màng phổi. - Phải chọc hút mủ hàng ngày. Nếu sau 5-10 ngày không thấy có kếtquả thì phải chuyển sang dẫn lưu màng phổi. + Dẫn lưu màng phổi: - Chỉ định khi chọc hút không có kết quả, mủ màng phổi đặc, sốlượng lớn... - Thường dùng ống dẫn lưu đường kính to (trên 1 cm), có thể đặt ởcác khoang liên sườn từ V đến VII đường nách giữa hoặc đường nách sau. Trongcác trường hợp khe liên sườn hẹp thì có thể phải mổ cắt bỏ một đoạn xương sườnkhoảng 2-4 cm để qua đó đưa ống dẫn lưu vào khoang màng phổi. - Sau đặt dẫn lưu cần cho hút dẫn lưu liên tục với áp lực âm tính 20-40 cm nước. Qua ống dẫn lưu có thể bơm rửa và đưa kháng sinh vào khoang màngphổi. Khi khoang màng phổi hết mủ và phổi nở ra sát thành ngực thì rút ống, nếusau 5-7 ngày mà không đạt được kết quả như trên thì nên rút ống dẫn lưu để đặtvào chỗ khác vì lúc này chân ống dẫn lưu đã bị viêm và hở,làm mất tác dụng hútâm tính của ống dẫn lưu. + Nâng đỡ toàn trạng tích cực: ăn uống tốt, truyền dịch, truyền đạm,truyền máu, các loại sinh tố... + Thể dục liệu pháp, đặc biệt là tập thở để phục hồi khả năng đàn hồicủa nhu mô phổi và làm phổi nở sát thành ngực. 3. Điều trị phẫu thuật: Trong giai đoạn mãn tính, mủ màng phổi tạo thành một khoang tàn dưcó thành rất dày và không tự xẹp lại được. Chỉ có phẫu thuật mới có thể giải quyếtđược khoang tàn dư này. Các loại phẫu thuật chính hiện nay để điều trị mủ màngphổi mãn tính là: a). Phẫu thuật trên phổi: + Bóc vỏ phổi sớm: - Thực chất bóc vỏ phổi sớm là thủ thuật mở lồng ngực để dễ dànglau và hút sạch mủ, được chỉ định trong giai đoạn bán cấp hoặc có thể ở thời gianđầu của giai đoạn mãn tính, khi phương pháp dẫn lưu màng phổi không có kết quảdo mủ quá đặc và khoang màng phổi bị viêm dính tạo nên nhiều ngăn chứa mủkhông thông với nhau. - Tiến hành mở lồng ngực bắng một đường rạch ngắn, có cắt mộtđoạn xương sườn 6-8 cm. Dùng kìm dài có kẹp gạc để lau sạch mủ, phá bỏ cácchỗ dính và vách ngăn trong khoang màng phổi, lấy bỏ hết lớp màng Fibrin đanghình thành trên màng phổi. Qua ống nội khí quản có thể bóp mạnh bóng để phổinở ra sát thành ngực. Sau đó đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi và đóng lại lồngngực. Sau mổ tiến hành hút liên tục ống dẫn lưu như trong dẫn lưu màng phổi đãnói ở trên. + Bóc vỏ phổi: - Bóc vỏ phổi là phẫu thuật lý tưởng để điều trị mủ màng phổi mãntính vì nó vừa giải quyết được khoang mủ,phục hồi được chức năng hô hấp đồngthời giữ được hình thái bình thường của lồng ngực.Năm 1894,Delorme đã thựchiện phẫu thuật này và mô tả nó dưới danh từ Bóc vỏ phổi,từ đó phẫu thuật nàyđược gọi là phẫu thuật Delorme mặc dù chính Fowler đã thực hiện phẫu thuật nàytừ năm 1893. - Điều kiện đảm bảo bóc vỏ phổi thành công là: Còn lớp bóc táchgiữa vỏ của khoang mủ và lá tạng,nhu mô phổi còn đàn hồi tốt và phế quản phảilưu thông tốt để sau mổ phổi nhanh chóng nở ra được.Chính vì vậy,bóc vỏ phổichỉ thực hiện được ở giai đoạn đầu của mủ màng phổi mãn tính.Nếu bị bệnh đãlâu,quá trình xơ hoá phát triển làm cho giữa vỏ khoang mủ và lá tạng không cònlớp bóc tách thì không thể chỉ định mổ bóc vỏ phổi được nữa. - Tiến hành mở ngực đường sau bên. Mở khoang tàn dư, hút sạch mủ.Dùng dao rạch một đường chữ thập trên vỏ phổi, độ sâu đường rạch phải vừa vặnđến lớp giữa vỏ phổi và lá tạng. Dùng kéo đầu tù và bông cầu bóc tách lấy bỏ vỏphổi khỏi lá tạng. Tiếp đó giải phóng phổi ra khỏi thành ngực, trung thất, cơ hoànhvà giải phóng cả các rãnh liên thuỳ, nhờ đó phổi sẽ nở ra sát thành ngực. Đặt ốngdẫn lưu màng phổi và đóng lại thành ngực. Sau mổ phải hút liên tục qua ống dẫnlưu để đảm bảo cho phổi nở ra và dính vào thành ngực. b). Phẫu thuật trên thành ngực: Bao gồm các phẫu thuật tạo hình thành ngực (phẫu thuật Heller,phẫuthuật Schede...). Các phẫu thuật này chỉ có tác dụng làm mất khoang cặn màkhông làm cho phổi nở ra được, không phục hồi được chức năng h ...

Tài liệu được xem nhiều: