Viêm phổi cấp
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.62 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Viêm phổi nhiễm trùng (pneumonia) - Là quá trình viêm và đông đặc của nhu mô phổi do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, mycoplasma...). - Thành các phế nang nói chung không bị tổn thương.2.Viêm phổi không nhiễm trùng (pneumonitis)- Do nguyên nhân vật lý, hoá học và những nguyên nhân ít gặp khác thì có tổn thương ở thành phế nang nên còn gọi là viêm thành phế nang. - Diễn biến có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Cấu trúc phổi thường không hồi phục hoàn toàn giống như viêm phổi nhiễm trùng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm phổi cấp Viêm phổi cấpI. Định nghĩa:1.Viêm phổi nhiễm trùng (pneumonia)- Là quá trình viêm và đông đặc của nhu mô phổi do nguyên nhân nhiễm trùng (vikhuẩn, virus, mycoplasma...).- Thành các phế nang nói chung không bị tổn thương.2.Viêm phổi không nhiễm trùng (pneumonitis)- Do nguyên nhân vật lý, hoá học và những nguyên nhân ít gặp khác thì có tổnthương ở thành phế nang nên còn gọi là viêm thành phế nang.- Diễn biến có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. C ấu trúc phổi thường khônghồi phục hoàn toàn giống như viêm phổi nhiễm trùng.II. Phân loại lâm sàng:1. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồngLà viêm phổi xuất hiện bên ngoài bệnh viện, có hai loại:a. Viêm phổi điển hình (viêm phổi kinh điển): viêm phổi do vi khuẩn (S.pneumoniae...).b. Viêm phổi không điển hình: viêm phổi không do vi khuẩn (virus;mycoplasma...).2. Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.3. Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịcha. Thiếu hụt globulin miễn dịch - Ig và bổ thể.b. Thiếu hụt bạch cầu hạt.c. Suy giảm miễn dịch tế bào: người mắc bệnh ác tính; người ghép tạng; bệnhnhân AIDS.d. Suy giảm miễn dịch khác.III. Viêm phổi thùy (do phế cầu khuẩn)1. Vi khuẩn học:+ Phế cầu là vi khuẩn gram dương, có vỏ bọc, có thể phân lập được ở người khoẻmạnh (người lành mang trùng), gặp chủ yếu ở trẻ trước tuổi đi học, vào mùa Xuân.+ Có 84 typ huyết thanh, nhưng chỉ một số gây bệnh như typ1,3,4,6,7,8,9,12,14,19 và 23. Typ 3 có độc tính cao nhất.2. Sinh lý bệnh:+ Nguyên nhân chủ yếu của viêm phổi thuỳ là phế cầu.+ Chúng phát triển ở niêm mạc hầu họng bằng cách gắn với nhóm đường đôi N-axetylglucozamin beta 1-3 galactoza của tế bào biểu mô đường hô hấp trên.+ Viêm phổi thường xảy ra ở những người có số lượng cao phế cầu ở niêm mạchầu họng.+ Vỏ polysaccarid của vi khuẩn ức chế khả năng thực bào của bạch cầu thông quahiện tượng opsonin. Glycopeptid màng vi khuẩn thu hút bạch cầu N đến. N tiết racytokin và yếu tố hoạt hoá tiểu cầu khởi đầu cho quá trình viêm.+ Một số protein vỏ phế cầu như protein A, pneumolysin... cũng quyết định độctính của vi khuẩn.+ Bệnh nhân viêm phổi phế cầu thường suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở tạmthời hoặc mạn tính, là yếu tố thuận lợi để phế cầu bị hút từ họng vào phế nang.+ Các phế nang chứa đầy dịch tiết, tạo điều kiện cho phế cầu nhân l ên và qua lỗKohn để lan rộng ra những phế nang xung quanh. Sự lan rộng của phế cầu bịmàng phổi tạng, màng ngoài tim giới hạn lại. Trong vòng vài giờ, các phế nang bịđông đặc và chứa đầy N, hồng cầu. Sau cùng, đại thực bào sẽ xâm nhập vào vàdọn sạch phế nang. Vì thành phế nang còn nguyên vẹn nên cấu trúc phổi luôn khôiphục bình thường sau khi khỏi bệnh.+ Viêm phổi chủ yếu xảy ra ở một thuỳ. Tổn thương nhiều thuỳ xảy ra khi phế cầutheo dịch viêm lan đến thuỳ phổi khác theo đường phế quản.+ Viêm có thể lan trực tiếp đến màng phổi, màng tim gây mủ màng phổi, màngngoài tim.+ Phế cầu lan theo đường bạnh huyết ở giai đoạn sớm của bệnh. Nếu hạch bạchhuyết khu vực không ngăn chặn được, vi khuẩn vào máu gây vãng khuẩn huyết.Biến chứng xa liên quan đến những typ độc tính cao.+ Kháng thể đặc hiệu đối với kháng nguyên vỏ phế cầu xuất hiện 5 -10 ngày saukhi mắc bệnh, làm tăng mạnh mẽ quá trình thực bào vi khuẩn, gây nên cơn bệnhbiến.3, Giải phẫu bệnh lý:a. Đại thể+ Tổn thương thường chiếm cả một thùy phổi,+ phần phổi còn lại hoàn toàn bình thường.b. Vi thể: Hình ảnh phế nang viêm fibrin bạch cầu với các giai đoạn như sau:+ Giai đoạn xung huyết (ngày đầu tiên):- xung huyết các mao quản phổi và- xuất tiết dịch tơ huyết chứa ít bạch cầu vào trong lòng phế nang.+ Giai đoạn “can hoá đỏ” (ngày thứ 2, 3):- mặt cắt vùng phổi viêm đỏ xẫm giống màu của gan.- Lòng phế nang đầy dịch tiết keo đặc với nhiều fibrin, hồng cầu, phế cầu khuẩn,số lượng vừa phải bạch cầu N và một ít bạch cầu M.- Màng phổi vùng tổn thương bị viêm cấp tính với những mảng fibrin ở lá tạng.+ Giai đoạn can hoá xám (ngày thứ 4, 5):- mặt cắt phổi có màu xám nhạt.- Lòng phế nang chứa ít hồng cầu, nhưng có rất nhiều bạch cầu N.- Giai đoạn này kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn hấp thu.- Dịch tiết fibrin được hoá lỏng bởi các enzym giải phóng ra từ bạch cầu hạt.- Chất lỏng này được thực bào bởi đại thực bào phế nang.- Tổ chức phổi được khôi phục lại hoàn toàn.4. Lâm sàng:a. Diễn biến đặc trưng.+ Bệnh xuất hiện đột ngột sau cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, có cơn rét rundữ dội.+ Ngay sau đó sốt cao 390 - 410C, thở nhanh, mạch nhanh, ho khan, đau ngực,buồn nôn, nôn.+ Bệnh đến cao điểm vào ngày thứ hai, ba với biểu hiện rất mệt, ho khạc đờm mầurỉ sắt do chảy máu trong phế nang, Herpes môi, thở nhanh nông, vã mồ hôi.+ Cử động lồng ngực bên tổn thương giảm, rung thanh tăng, đôi khi sờ thấy cọmàng phổi. Gõ đục khi vùng đông đặc rộng. Rì rào phế nang giảm, ran nổ, thổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm phổi cấp Viêm phổi cấpI. Định nghĩa:1.Viêm phổi nhiễm trùng (pneumonia)- Là quá trình viêm và đông đặc của nhu mô phổi do nguyên nhân nhiễm trùng (vikhuẩn, virus, mycoplasma...).- Thành các phế nang nói chung không bị tổn thương.2.Viêm phổi không nhiễm trùng (pneumonitis)- Do nguyên nhân vật lý, hoá học và những nguyên nhân ít gặp khác thì có tổnthương ở thành phế nang nên còn gọi là viêm thành phế nang.- Diễn biến có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. C ấu trúc phổi thường khônghồi phục hoàn toàn giống như viêm phổi nhiễm trùng.II. Phân loại lâm sàng:1. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồngLà viêm phổi xuất hiện bên ngoài bệnh viện, có hai loại:a. Viêm phổi điển hình (viêm phổi kinh điển): viêm phổi do vi khuẩn (S.pneumoniae...).b. Viêm phổi không điển hình: viêm phổi không do vi khuẩn (virus;mycoplasma...).2. Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện.3. Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịcha. Thiếu hụt globulin miễn dịch - Ig và bổ thể.b. Thiếu hụt bạch cầu hạt.c. Suy giảm miễn dịch tế bào: người mắc bệnh ác tính; người ghép tạng; bệnhnhân AIDS.d. Suy giảm miễn dịch khác.III. Viêm phổi thùy (do phế cầu khuẩn)1. Vi khuẩn học:+ Phế cầu là vi khuẩn gram dương, có vỏ bọc, có thể phân lập được ở người khoẻmạnh (người lành mang trùng), gặp chủ yếu ở trẻ trước tuổi đi học, vào mùa Xuân.+ Có 84 typ huyết thanh, nhưng chỉ một số gây bệnh như typ1,3,4,6,7,8,9,12,14,19 và 23. Typ 3 có độc tính cao nhất.2. Sinh lý bệnh:+ Nguyên nhân chủ yếu của viêm phổi thuỳ là phế cầu.+ Chúng phát triển ở niêm mạc hầu họng bằng cách gắn với nhóm đường đôi N-axetylglucozamin beta 1-3 galactoza của tế bào biểu mô đường hô hấp trên.+ Viêm phổi thường xảy ra ở những người có số lượng cao phế cầu ở niêm mạchầu họng.+ Vỏ polysaccarid của vi khuẩn ức chế khả năng thực bào của bạch cầu thông quahiện tượng opsonin. Glycopeptid màng vi khuẩn thu hút bạch cầu N đến. N tiết racytokin và yếu tố hoạt hoá tiểu cầu khởi đầu cho quá trình viêm.+ Một số protein vỏ phế cầu như protein A, pneumolysin... cũng quyết định độctính của vi khuẩn.+ Bệnh nhân viêm phổi phế cầu thường suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở tạmthời hoặc mạn tính, là yếu tố thuận lợi để phế cầu bị hút từ họng vào phế nang.+ Các phế nang chứa đầy dịch tiết, tạo điều kiện cho phế cầu nhân l ên và qua lỗKohn để lan rộng ra những phế nang xung quanh. Sự lan rộng của phế cầu bịmàng phổi tạng, màng ngoài tim giới hạn lại. Trong vòng vài giờ, các phế nang bịđông đặc và chứa đầy N, hồng cầu. Sau cùng, đại thực bào sẽ xâm nhập vào vàdọn sạch phế nang. Vì thành phế nang còn nguyên vẹn nên cấu trúc phổi luôn khôiphục bình thường sau khi khỏi bệnh.+ Viêm phổi chủ yếu xảy ra ở một thuỳ. Tổn thương nhiều thuỳ xảy ra khi phế cầutheo dịch viêm lan đến thuỳ phổi khác theo đường phế quản.+ Viêm có thể lan trực tiếp đến màng phổi, màng tim gây mủ màng phổi, màngngoài tim.+ Phế cầu lan theo đường bạnh huyết ở giai đoạn sớm của bệnh. Nếu hạch bạchhuyết khu vực không ngăn chặn được, vi khuẩn vào máu gây vãng khuẩn huyết.Biến chứng xa liên quan đến những typ độc tính cao.+ Kháng thể đặc hiệu đối với kháng nguyên vỏ phế cầu xuất hiện 5 -10 ngày saukhi mắc bệnh, làm tăng mạnh mẽ quá trình thực bào vi khuẩn, gây nên cơn bệnhbiến.3, Giải phẫu bệnh lý:a. Đại thể+ Tổn thương thường chiếm cả một thùy phổi,+ phần phổi còn lại hoàn toàn bình thường.b. Vi thể: Hình ảnh phế nang viêm fibrin bạch cầu với các giai đoạn như sau:+ Giai đoạn xung huyết (ngày đầu tiên):- xung huyết các mao quản phổi và- xuất tiết dịch tơ huyết chứa ít bạch cầu vào trong lòng phế nang.+ Giai đoạn “can hoá đỏ” (ngày thứ 2, 3):- mặt cắt vùng phổi viêm đỏ xẫm giống màu của gan.- Lòng phế nang đầy dịch tiết keo đặc với nhiều fibrin, hồng cầu, phế cầu khuẩn,số lượng vừa phải bạch cầu N và một ít bạch cầu M.- Màng phổi vùng tổn thương bị viêm cấp tính với những mảng fibrin ở lá tạng.+ Giai đoạn can hoá xám (ngày thứ 4, 5):- mặt cắt phổi có màu xám nhạt.- Lòng phế nang chứa ít hồng cầu, nhưng có rất nhiều bạch cầu N.- Giai đoạn này kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn hấp thu.- Dịch tiết fibrin được hoá lỏng bởi các enzym giải phóng ra từ bạch cầu hạt.- Chất lỏng này được thực bào bởi đại thực bào phế nang.- Tổ chức phổi được khôi phục lại hoàn toàn.4. Lâm sàng:a. Diễn biến đặc trưng.+ Bệnh xuất hiện đột ngột sau cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, có cơn rét rundữ dội.+ Ngay sau đó sốt cao 390 - 410C, thở nhanh, mạch nhanh, ho khan, đau ngực,buồn nôn, nôn.+ Bệnh đến cao điểm vào ngày thứ hai, ba với biểu hiện rất mệt, ho khạc đờm mầurỉ sắt do chảy máu trong phế nang, Herpes môi, thở nhanh nông, vã mồ hôi.+ Cử động lồng ngực bên tổn thương giảm, rung thanh tăng, đôi khi sờ thấy cọmàng phổi. Gõ đục khi vùng đông đặc rộng. Rì rào phế nang giảm, ran nổ, thổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học lâm sàng tài liệu lâm sàng chuẩn đoán lâm sàng bệnh lâm sàng giáo dục y khoaTài liệu liên quan:
-
8 trang 62 0 0
-
Bài giảng Đau bụng cấp - Vương Thừa Đức
33 trang 51 1 0 -
4 trang 49 0 0
-
6 trang 44 0 0
-
Đánh giá hiệu quả thực hiện ERAS trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng
7 trang 42 0 0 -
Khảo sát suy giảm hoạt động chức năng cơ bản ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh động mạch vành
8 trang 39 0 0 -
6 trang 36 0 0
-
Tiểu luận: Báo cáo về bệnh dịch tễ học và các đặc điểm lâm sàng
38 trang 34 0 0 -
39 trang 32 0 0
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh ở người cao tuổi viêm phổi nặng
9 trang 31 0 0