Thông tin tài liệu:
Viêm tai do bơi lội ở trẻ nhỏ
Đây là một dạng viêm tai phổ biến mà có thể không phải là do bơi lội. Nó xảy ra khi ống tai bị tổn thương, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên kết nằm ở bên dưới da và phát triển. Bệnh do đâu mà ra? Viêm tai do bơi lội hay viêm tai ngoài lan tỏa là do tình trạng nhiễm khuẩn hay nấm và các bệnh ngoài da khác, chẳng hạn như viêm da. Tình trạng tổn thương ống tai là một dạng viêm nhiễm và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tai do bơi lội ở trẻ nhỏ
Viêm tai do bơi lội ở trẻ nhỏ
Đây là một dạng viêm tai phổ biến mà có thể không phải là do bơi lội. Nó
xảy ra khi ống tai bị tổn thương, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên
kết nằm ở bên dưới da và phát triển.
Bệnh do đâu mà ra?
Viêm tai do bơi lội hay viêm tai ngoài lan tỏa là do tình trạng nhiễm khuẩn hay
nấm và các bệnh ngoài da khác, chẳng hạn như viêm da. Tình trạng tổn thương ống tai
là một dạng viêm nhiễm và gây ra bởi:
- Đưa vật thể lạ vào tai, chẳng hạn như tăm bông, dùng dụng cụ lấy ráy tai gây
xước và vi khuẩn từ ráy tai theo đó xâm nhập
- Dùng nút tai hay tai nghe
- Bị ướt tai do bơi lội, tắm, sự thay đổi áp suất
- Các bệnh ngoài da chẳng hạn như viêm da hay vẩy nến
- Các chất hóa học xâm nhập như xà phòng
Nói với trẻ như thế nào về tình trạng này?
Sự viêm nhiễm ống tai thường bắt đầu bằng tình trạng ngứa. Tiếp đó là đau tức
ở tai và sưng tấy. Nếu tình trạng đau nhức ngày càng tăng khi bé nhai hay bạn kéo tai
bé thì có thể là bé đã bị viêm ống ta ngoài lan tỏa.
Khi đó, nhìn vào tai sẽ thấy sưng đỏ và có dịch bẩn. Một số biểu hiện khác như
nghe kém, có dịch vàng, chảy nước hay mùi.
Điều trị như thế nào?
Viêm ống tai ngoài lan tỏa thường kéo dài trong 1 tuần và có thể điều trị tại
nhà.
Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp trẻ giảm khó chịu do viêm ống tai ngoài
lan tỏa:
- Giữ cho tai luôn sạch và khô
- Cho trẻ dùng viêm giảm đau paracetamol nếu bé trên 3 tháng tuổi
- Dùng axit acetic nhỏ tai, đây là thuốc không kê theo đơn có thể mua tại các
cửa hàng dược phẩm. Cứ vài phút lại nhỏ 1 lần rồi đặt trẻ nằm nghiêng để nước chảy
ra khỏi tai.
Nếu điều trị tại nhà không có kết quả thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh hay thuốc
corticosteroid nhỏ tai. Những loại thuốc này sẽ tiêu viêm trong 2 - 3 ngày nhưng vẫn
tiếp tục phải dùng đủ liều để đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Luôn tuân thủ
theo hướng dẫn về dùng thuốc và chăm sóc để nganư ngừa viêm nhiễm và giảm thiểu
việc dùng thêm thuốc.
Khi nào nên đi khám?
Liên lạc với bác sĩ nếu triệu chứng ở tai bé kéo dài hơn 4 - 5 ngày, nếu bé đã
từng bị viêm tai hay tái phát viêm ống tai ngoài lan tỏa. Cũng có thể đưa trẻ đi khám
nếu thấy dịch nhiều trong tai hoặc thấy sức nghe của trẻ có vấn đề.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm ống tai ngoài lan tỏa có thể lan vào
sâu bên trong, gây ra viêm tai giữa. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bé tỏ ra đau đớn,
sốt và nhìn thấy rõ ổ sưng viêm trong tai.
Viêm tai giữa - căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em
Viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp và xuất hiện sớm ở trẻ em, chỉ đứng sau
bệnh viêm đường hô hấp, và là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải đi khám
bệnh nhiều nhất!
Những nguyên nhân gây bệnh
Viêm tai giữa là tên gọi chung để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận tai giữa
(tai giữa là khoảng trống sau màng nhĩ). Bệnh thường liên quan đến sự thay đổi thời
tiết, thay đổi môi trường, yếu tố dị ứng, khói thuốc lá... Có rất nhiều nguyên nhân phối
hợp gây ra tình trạng viêm nhiễm của tai gồm nguyên nhân tự thân và sự tác động từ
bên ngoài như yếu tố gây viêm nhiễm, dị ứng, môi trường.
Tại buổi nói chuyện về loại bệnh này diễn ra ngày 1.6 vừa qua ở Trung tâm
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TP.HCM), bác sĩ Nguyễn Thế Huy - khoa Tai -
mũi - họng (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: Nguyên nhân do cơ thể gồm:
hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện; trẻ mắc những bệnh bẩm sinh về miễn
dịch, hoặc bệnh tiểu đường; trẻ có cấu trúc giải phẫu học bất thường vùng mũi - họng
(như hở vòm hầu); trẻ bị tình trạng rối loạn chức năng của các bộ phận trong tai giữa;
trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản họng. Còn nguyên nhân do viêm nhiễm bao gồm:
nhiễm vi trùng - trẻ có thể bị nhiễm các loại vi trùng khác nhau thường gây bệnh lý
viêm nhiễm ở đường hô hấp như vi trùng gây bệnh cảm cúm, vi trùng sinh mủ. Có thể
trẻ bị nhiễm một loại vi trùng khác ở a-mi-dan và mô lympho vùng họng; nhiễm siêu
vi - có nhiều siêu vi trùng gây viêm niêm mạc đường hô hấp cấp tạo điều kiện cho vi
trùng dễ dàng tấn công; nguyên nhân do dị ứng - trẻ có thể bị dị ứng với rất nhiều tác
nhân như phấn hoa, bụi, lông thú vật; do môi trường như do khói thuốc lá - khói thuốc
làm tăng nguy cơ viêm tai giữa gấp hai lần và kéo dài tình trạng bệnh. Trẻ đi nhà trẻ có
nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cao gấp 2,5 lần so với trẻ không đi nhà trẻ; trẻ sống
trong môi trường tốt, trẻ bú sữa mẹ thì ít bị loại bệnh này hơn, và nếu mắc thì thời gian
lành bệnh cũng nhanh hơn....
Triệu chứng, biến chứng nguy hiểm
Triệu chứng biểu hiện thường gặp của bệnh viêm tai giữa là: nếu viêm tai giữa
cấp, thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng nhanh, ồ ạt, sốt, đau tai, có thể chảy
dịch ở tai, trẻ quấy khóc, cáu gắt, có ...