Danh mục

Viêm tai giữa trẻ em - Nỗi lo của người lớn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.35 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo vì ở tuổi này tần suất viêm V.A cao. Số lượng trẻ bị mủ trong tai giữa ngày càng tăng. Tại sao mủ lại xuất hiện trong tai giữa? Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ? Những câu hỏi đó được rất nhiều ông bà, bố mẹ quan tâm.Quá trình tạo thành mủ tai giữa Nguyên nhân chính để hình thành mủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ. Mủ xuất hiện trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tai giữa trẻ em - Nỗi lo của người lớn Viêm tai giữa trẻ em - Nỗi lo của người lớn Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ,mẫu giáo vì ở tuổi này tần suất viêm V.A cao. Số lượng trẻ bị mủ trong taigiữa ngày càng tăng. Tại sao mủ lại xuất hiện trong tai giữa? Làm thế nào đểđiều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ? Những câu hỏi đó được rấtnhiều ông bà, bố mẹ quan tâm. Quá trình tạo thành mủ tai giữa Nguyên nhân chính để hình thành mủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ.Mủ xuất hiện trong tai giữa là do niêm mạc tai giữa bị viêm, tăng tiết dịch. Môitrường này của tai giữa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong tai giữa hoặc từmũi họng tấn công vào tai giữa phát triển hình thành mủ hoặc mủ sẵn có từ mũihọng đi qua vòi tai vào tai giữa khi xì mũi không đúng cách. Viêm tai giữa mủ xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi họng không được điều trị.Tần suất viêm tai giữa hay xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi, nhất là nhiệtđộ chuyển từ nóng sang lạnh. Viêm tai giữa mủ là giai đoạn 2 của viêm tai giữacấp sau giai đoạn xung huyết. Làm thế nào để phát hiện ra viêm tai giữa mủ? Viêm tai giữa mủ thường đi sau viêm mũi họng. Trẻ đang chảy mũi vàngxanh, ngạt tắc mũi đột nhiên xuất hiện đau nhói trong tai, đau lan từ tai lên tháidương hoặc xuống họng. Có thể sốt hoặc không sốt tùy phản ứng của cơ thể trẻ(với trẻ suy dinh dưỡng thường không có sốt). Trẻ kêu trong tai có tiếng ù, sứcnghe giảm. Đây chính là giai đoạn xung huyết đã nói, ở giai đoạn này nếu đượcđiều trị ngay, mủ trong tai giữa chưa kịp hình thành thì việc điều trị sẽ dễ dànghơn. Nếu giai đoạn này bị bỏ qua, mủ bắt đầu xuất hiện. Lúc này dấu hiệu đaunhức tăng lên đi cùng với sốt tăng. Màng nhĩ bị đẩy phồng do mủ đọng, có thể vỡ,mủ tai được giải phóng thoát ra ngoài. Nếu màng nhĩ không vỡ, mủ đọng trong taigiữa có thể biến chứng vào não gây viêm màng não, liệt mặt... Nếu mủ trong taigiữa không điều trị kịp thời ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại di chứng như viêm tai giữathanh dịch làm dính chuỗi xương con nằm trong hòm nhĩ để lại hậu quả là sứcnghe giảm dần, màng nhĩ bị co kéo, có thể tạo ra chất gọi là cholesteatoma, mộtloại chất có thể phá hủy xương, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng... Giải phóng mủ khỏi tai giữa bằng cách nào? Mủ tồn đọng trong tai giữa muốn giải phóng ra ngoài chỉ có hai con đường:Thứ nhất, làm thông thoáng vòi tai để mủ chảy từ hòm tai ra mũi họng. Thứ hai làphải trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ trong tai giữa. Trong trường hợp viêm taigiữa mủ để lại di chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, người ta phải thực hiệnthủ thuật đặt một ống thông ở màng nhĩ với mục đích cân bằng áp lực giữa tai giữavà môi trường bên ngoài nhằm bảo đảm cho niêm mạc tai giữa được sống trongmôi trường bình thường. Sau ít nhất khoảng 6 tháng, mủ trong tai giữa được hấpthu dần dần đến hết. Mủ trong tai giữa cần được xử lý kịp thời và đúng cách với mong muốn trảlại chức năng sinh lý cũng như sức nghe bình thường cho trẻ. Nếu mủ tồn đọngtrong tai giữa, sức nghe trẻ sẽ giảm, đặc biệt các tần số trầm, trẻ không nói đượcnhững âm trầm như u, m, n, ng... khiến trẻ sẽ thành nói ngọng. Nếu mủ viêm taigiữa cấp tự vỡ, lỗ thủng trên màng nhĩ thường nhỏ, ít khi đủ dẫn lưu được mủtrong tai giữa, lúc này cần chỉ định trích rạch rộng thêm lỗ thủng, dẫn lưu mủtrong tai giữa. Những trường hợp này cần điều trị viêm tai giữa một cách triệt để,sau khi sức nghe được phục hồi, trẻ sẽ được huấn luyện nói lại cho trẻ từng âm,từng vần mà trẻ mắc lỗi. Việc điều trị mang tính kiên trì, do đó phải thuyết phụcvà giải thích để bố mẹ trẻ kết hợp điều trị với bác sĩ mới có hiệu quả. Chữa trị dứt điểm mủ tai giữa Điều trị nội khoa đi kèm với các thủ thuật mới có kết quả tuyệt đối. Khángsinh toàn thân kết hợp giảm viêm, tiêu mủ. Tại chỗ có thể làm thuốc tai trong 5 - 7ngày, thuốc nhỏ tai kháng sinh (thuốc sử dụng cho tai thủng - otofa, effexine),chống viêm... Tuy nhiên cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cáchđiều trị triệt để các viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A,viêm mũi xoang, viêm amiđan... Nếu đã xác định được là có mủ trong tai giữa cầnđến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để điều trị. ...

Tài liệu được xem nhiều: