Danh mục

Viêm tai xương chũm cấp ở trẻ nhỏ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.57 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm tai xương chũm cấp (VTXCC) là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi trời nắng nóng, giao mùa như hiện nay. Các bác sĩ (BS) cho biết, đây là biến chứng của bệnh viêm tai giữa do không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh nặng vì chủ quan Em N.N.B.M. (hai tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai) vừa nhập viện tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng sốt, sưng rãnh sau tai bên trái nhưng không chảy mủ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tai xương chũm cấp ở trẻ nhỏViêm tai xương chũm cấp ở trẻ nhỏViêm tai xương chũm cấp (VTXCC) là bệnh hay gặp ở trẻnhỏ, nhất là khi trời nắng nóng, giao mùa như hiện nay.Các bác sĩ (BS) cho biết, đây là biến chứng của bệnh viêmtai giữa do không điều trị kịp thời hoặc điều trị khôngđúng cách.Bệnh nặng vì chủ quanEm N.N.B.M. (hai tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai) vừa nhậpviện tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) trong tìnhtrạng sốt, sưng rãnh sau tai bên trái nhưng không chảy mủ.Người nhà cho biết, trước đó bé bị sốt, chảy nước mũi, bềmặt rãnh sau tai sưng đỏ, nhưng không đưa đi khám mà chỉmua thuốc cho bé uống. Sau ba-bốn ngày sốt cao, rãnh sau taicủa bé M. sưng đỏ hơn, cảm giác đau nhiều hơn khi chạmvào.BS Cao Minh Thức – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV NhiĐồng 2 cho biết, trường hợp của bé M. là viêm sào bàoxương chũm cấp (hay còn gọi là VTXCC). Tuy nhiên, chínhvì tai không bị chảy mủ nên nhiều phụ huynh chủ quan chorằng bé chỉ bị sốt, chảy nước mũi thông thường như mọi khimà bỏ qua các dấu hiệu của VTXCC như bề mặt rãnh sausưng, nề đỏ.Tại BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM), em H.N.T.A. (17 tháng tuổi,ngụ Khánh Hòa) cũng nhập viện trong tình trạng sốt, rãnhsau tai sưng to. Theo anh Hồ Nghĩa Chiến – cha của bé A.,cách đây một tháng, A. có biểu hiện sốt, rãnh sau tai sưng đỏ,đụng vào bé cứ khóc. Anh Chiến đưa con đến phòng khámgần nhà, BS cho biết bé bị viêm tai giữa và cho thuốc uống.Vài ngày sau, bé hết sốt, vết sưng cũng xẹp nên anh chủ quankhông đưa bé đi tái khám đúng hẹn, khiến bệnh trở nặng.Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tưvấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.Ảnh minh họa: InternetDễ tái phátBS Cao Minh Thức cho biết, xương chũm là một khối xươngnằm lồi gần ngay sau vành tai. Nguyên nhân gâybệnh thườnggặp nhất là do bệnh viêm tai giữa không được điều trị hoặcđiều trị không đúng cách như: người nhà không đưa đếnBS chuyên khoa tai mũi họng khám kịp thời khi bé bị sốt, sổmũi, đau tai; lỗ thủng không dẫn lưu được mủ; hoặc do mắcmột số bệnh nhiễm trùng (sởi, cúm) làm bé mất sức đềkháng; cơ thể trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng; độc tố của vikhuẩn quá mạnh… nên tình trạng sưng viêm không ở tai giữamà tiến vào xương chũm.Lý giải nguyên nhân bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ này, ThS-BSNguyễn Thị Thanh Thúy – Phó trưởng khoa Nhi tổng hợpBV Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, ở trẻ nhỏ, do các váchxương rất mỏng nên từ bệnh viêm tai giữa thông thường rấtdễ diễn biến thành VTXCC. Vi trùng từ tai giữa đã xâm nhậpvào phần xương chũm phía sau tai, tạo ổ mủ và có thể tạo áp-xe lan ra cả phía sau tai. Triệu chứng là trẻ thường sốt, đautai, chảy mủ tai, sưng sau tai, mất rãnh sau tai. Nếu chụpphim có thể thấy hình ảnh mờ xương chũm; thử máu sẽ thấybạch cầu tăng trong bệnh cảnh nhiễm trùng.Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiếnthức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.Bệnh VTXCC thường gặp nhất vào lúc giao mùa, trời nắngnóng. Bởi, khí hậu thay đổi dễ làm trẻ bị ho, sổ mũi, cảm tạođiều kiện cho siêu vi trùng, vi trùng tấn công tai giữa làmviêm tai giữa cấp. Trung bình mỗi tháng, khoa Nhi tổng hợpBV Tai Mũi Họng tiếp nhận điều trị khoảng 10 – 20 ca, trongđó số nặng phải mổ từ ba-năm ca.Theo BS Thanh Thúy, việc đánh giá trẻ bị VTXCC đangtrong giai đoạn nào để điều trị nội khoa theo dõi hay phải mổcấp cứu là điều rất quan trọng, bởi vẫn có thể xảy ra tìnhtrạng mổ lầm không cần thiết hay mổ quá trễ để xảy ra biếnchứng. Nếu bệnh diễn tiến cấp trong vòng ba ngày đầu, chưatạo áp-xe, có thể điều trị nội khoa tích cực: kháng sinh –kháng viêm đầy đủ, bệnh có thể giảm dần rồi hết. Nếu trẻ đếnmuộn hơn hay diễn tiến tự nhiên dẫn đến tạo ổ áp-xe lan rasau tai, lúc đó bắt buộc phải mổ cấp cứu để dẫn lưu mủ. Biếnchứng có thể xảy ra nếu không xử lý kịp thời là: liệt mặt; áp-xe lan vào não, màng não; nhiễm trùng huyết…BS Nguyễn Thế Huy, Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng BVNhi Đồng 1 cho biết, bệnh VTXCC nếu được điều trị đúngphác đồ và kịp thời sẽ không để lại di chứng. Trong bệnhviêm tai giữa cấp, nhiều trường hợp khoảng năm ngày saukhi điều trị, trẻ hết bệnh, ngưng chảy mủ, không đau nênngười nhà thường có tâm lý chủ quan không tiếp tục điều trịvà theo dõi, vì thế chỉ vài ngày sau bệnh tái phát từ đó rất dễbiến chứng thành VTXCC. Đối với những trẻ có tiền sử viêmtai giữa, khi trẻ bị cảm cúm thì bệnh dễ tái phát và có thể táiphát thành nhiều đợt trong năm.“Khi thấy trẻ có dấu hiệu ôm tai vì đau, sốt, sưng sau tai, phụhuynh nên đưa trẻ khám ngay tại BV chuyên khoa tai mũihọng vì đây là tình trạng nặng. Nếu trẻ chỉ viêm mũi họng, sổmũi, chảy mủ tai thì cũng nên khám tại BS chuyên khoa nhihoặc tai mũi họng để xử trí kịp thời, tránh biến chứng nặnghơn” – BS Thanh Thúy khuyến cáo. ...

Tài liệu được xem nhiều: