Danh mục

Viêm thận- bể thận mạn tính (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.06 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổn thương giải phẫu bệnh.3.1. Đại thể: - Thận có kích thước bình thường hoặc nhỏ tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như thời gian mắc bệnh.- Vỏ thận màu nhạt, bề mặt thận thường lốm đốm và có những chỗ xơ hoá, mặt thận gồ ghề lồi, lõm không đều, tương ứng với các sẹo xơ đó là gianh giới phân cách rõ rệt với nhu mô lành.- Cắt ngang thận: gianh giới giữa tủy và vỏ thận có thương tổn màu nhạt và sẹo xơ.- Đài bể thận biến dạng: giãn, tù, nham nhở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm thận- bể thận mạn tính (Kỳ 2) Viêm thận- bể thận mạn tính (Kỳ 2) TS. Hoàng Mai Trang (Bệnh học nội khoa HVQY) 3. Tổn thương giải phẫu bệnh. 3.1. Đại thể: - Thận có kích thước bình thường hoặc nhỏ tùy theo giai đoạn tiến triểncủa bệnh cũng như thời gian mắc bệnh. - Vỏ thận màu nhạt, bề mặt thận thường lốm đốm và có những chỗ xơ hoá,mặt thận gồ ghề lồi, lõm không đều, tương ứng với các sẹo xơ đó là gianh giới phâncách rõ rệt với nhu mô lành. - Cắt ngang thận: gianh giới giữa tủy và vỏ thận có thương tổn màu nhạtvà sẹo xơ. - Đài bể thận biến dạng: giãn, tù, nham nhở tương ứng với chỗ lõmcủa vỏ thận. - Khi thận ứ mủ, thận to hơn bình thường, nhu mô bị hủy hoại, vỏ thận mỏng. 3.2. Vi thể: - Xơ hoá tổ chức kẽ, thường bắt đầu từ đài thận lan vào, xâm nhập nhiềutế bào lympho, plasma và bạch cầu đa nhân trung tính. - ống thận giãn rộng, lòng ống thận có nhiều bạch cầu và trụ colloidgiống tổ chức tuyến giáp. Lâu ngày ống thận bị xơ và teo. - Cầu thận chứa đầy chất giống collagen, hyalin hoá, hoặc xơ hoángoài hoặc trong màng Baoman làm mất hình thể bình thường. - Mạch thận có chỗ bị xơ màng bao trong. 4. Lâm sàng và cận lâm sàng. 4.1. Lâm sàng: - Có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn nhiều lần. - Có tiền sử sỏi, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, u tiền liệt tuyến... - Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái đục, đái mủ táiđi tái lại nhiều lần. - Đau hố sườn lưng một bên hoặc 2 bên, có khi đau từ vùng dưới sườn lanxuống xương mu. Hoặc có cơn đau quặn thận kiểu sỏi tiết niệu: đau tức vùnghông-lưng, đau tăng khi thay đổi tư thế hoặc sau lao động nặng. - Sốt cao, rét run 39-40oC. - Đau đầu khi có tăng huyết áp. - Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu khi đã có suy thận. - Không phù, trái lại bệnh nhân có dấu hiệu da khô, kém đàn hồi kiểumất nước do rối loạn chức năng cô đặc ống thận. Bệnh nhân chỉ bị phù khi đãcó suy thận nặng, dinh dưỡng kém hoặc có thể thiểu niệu, vô niệu. - Có thể có thận to ứ nước hoặc ứ mủ dấu hiện chạm thận (+), bập bềnhthận (+), rung thận (+). - Có khi đái nhiều, khát nước, khả năng cô đặc nước tiểu giảm. - Tăng huyết áp. - Khi đã có suy thận thì có triệu chứng thiếu máu: da xanh, niêm mạcnhợt, và có hội chứng urê máu cao: chuột rút, đau đầu, vật vã, u ám. - 10% có tai biến xuất huyết não-màng não do tăng huyết áp. 4.2. Xét nghiệm: 4.2.1. Xét nghiệm nước tiểu: + Vi khuẩn niệu: lấy nước tiểu giữa dòng nuôi cấy đúng phương pháp;khi có trên 105 vi khuẩn/1 ml thì chắc chắn có nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu lấynước tiểu trực tiếp từ bàng quang (bằng kim chọc không phải dùng sonde) thìchỉ cần 102 đến 103/vi khuẩn/ml cũng có thể nhiễm khuẩn tiết niệu. + Bạch cầu niệu: ở bệnh nhân viêm thận-bể thận mạn thường có nhiềubạch cầu trong nước tiểu, nếu thấy trên 5000 bạch cầu/phút, hoặc 5 bạchcầu/1ml là chắc chắn có nhiễm khuẩn tiết niệu; có nhiều bạch cầu thoái hoá làđái mủ. + Số lượng hồng cầu thường có ít hơn bạch cầu. Khi có nhiều hơn thì cóthể biểu hiện của viêm bàng quang cấp hoặc các nguyên nhân khác. + Trụ niệu: nếu có trụ bạch cầu là nhiều khả năng viêm thận-bể thận mạn. + Protein niệu thường có ít, tối đa là 1 g/24h. 4.2.2. Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng,protit huyết tương bình thường, điện giải bình thường. Nếu chưa có suy thận thìurê và creatinin bình thường. 4.2.3. Thăm dò chức năng thận: Đo mức lọc cầu thận, hệ số thanh thải creatinin nội sinh để đánh giáchính xác mức độ suy thận. Làm nghiệm pháp cô đặc nước tiểu để đánh giáchức năng tái hấp thu của ống thận. Qua 2 xét nghiệm này có thể đánh giá sựphân ly chức năng của cầu thận- ống thận. Nếu mức lọc cầu thận còn bìnhthường mà chức năng ống thận đã giảm rõ (tỷ trọng nước tiểu < 1,018 hoặcđộ thẩm thấu nước tiểu < 600 mOsmol/1kgH20) thì có nghĩa là đã có tổnthương ống thận. Đây là dấu hiệu chẩn đoán sớm viêm thận-bể thận mạn. ...

Tài liệu được xem nhiều: