Tên khác: Vị thuốc Viễn chí còn gọi Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Tác dụng: + Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (Bản Kinh). + Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ). + Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục). + An thần, ích trí, khứ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIỄN CHÍ (Kỳ 1) VIỄN CHÍ (Kỳ 1) Tên khác: Vị thuốc Viễn chí còn gọi Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu,Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục,Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung QuốcDược Học Đại Từ Điển). Tác dụng: + Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí (BảnKinh). + Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ). + Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt Lục). + An thần, ích trí, khứ đờm, giải uất (Trung Dược Đại Từ Điển). Chủ trị: + Trị ho nghịch thương trung (Bản Kinh). + Trị tâm thần hay quên, kiên tráng dương đạo (Dược Tính Luận). + Trị thận tích, bôn đồn (Thang Dịch Bản Thảo). + Trị lo sợ, hay quên, mộng tinh, di tinh, mất ngủ, ho nhiều dờm, mụn nhọt,ghẻ lở (Trung Dược Đại Từ Điển). Kiêng kỵ: + Sợ Tề tào (Dược Tính Luận). + Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển). + Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược HọcThiết Yếu). + Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược ThủSách). Liều dùng: 4 – 10g. Dùng ngoài tùy dùng. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị tâm thống lâu ngày: Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g.tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn ChíThang – Thánh Tế Tổng Lục). + Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát. Rượu I chén,sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương). + Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ranhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương). + Trị não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí (bỏ lõi). Tán nhuyễn.Mỗi lần dùng 2g. lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi (ViễnChí tán – Thánh Tế Tổng Lục). + Trị khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160g (sao với trấu). Mỗi lầndùng 20g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn). + Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi),Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ,trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên vớinước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương). + Trị vú sưng (suy nhũ): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vếtthương (Thần Trân phương). + Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ: Viễn chí(tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược). + Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ: Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọccho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược QuảngChâu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược HọcHọc Báo 1977, 1: 48). + Trị âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêm Glycerine làmthành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g.Trước khi đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử,Khổ sâm, Chỉ xác, đều 15g, Bạch chỉ 9g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ.Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối 1 lần. Trị 225 ca, sau 3 - 12 lần, hết triệu chứng vàkiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung YTạp Chí 1983, 4: 40). + Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hayquên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nướcuống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hayquên, hồl hộp, mơ nhiều: Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Camthảo 3g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3g, sắc,thêm bột Quế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường DụngTrung Dược Thủ Sách). + Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hayquên, hồl hộp, mơ nhiều: Quy bản, Long cốt, Viễn chí, đều 10g, Xương bồ 3g, sắcuống (Chẩm Trung Đơn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều3g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánhđều 6g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị tuyến vú sưng đau: Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cáchthủy uống, dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung DượcThủ Sách). Tên khoa học: Polygala tenuifolia Willd- Họ Viễn chí (Polygalaceae). Mô Tả: Vị Viễn c ...