Danh mục

Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự - 60 năm nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.10 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ của Viện Khoa học và Công nghệ quân sự nói chung, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nói riêng những năm tới rất nặng nề. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đòi hỏi toàn thể cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, người lao động Viện Khoa học và Công nghệ quân sự phải luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực cố gắng, chủ động, sáng tạo trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nội dung, chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội Đảng bộ Viện lần thứ V đã đề ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự - 60 năm nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Những vấn đề chung VIỆN KH-CN QUÂN SỰ - 60 NĂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHỤC VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Nguyễn Trung Kiên1, Phan Văn Chương2 Viện Khoa học và Công nghệ quân sự tiền thân là Cục Nghiên cứu kỹ thuật ra đời ngày 12/10/1960 theo Quyết định số 470/BQP do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký. Sự ra đời của Cục Nghiên cứu kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Tổng Quân ủy, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng về vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật đối với quá trình xây dựng quân đội, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của công tác nghiên cứu, đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội ta, nhất là về mặt tổ chức một đơn vị nghiên cứu khoa học quân sự. Trải qua 60 năm thăng trầm của lịch sử, mặc dù có nhiều biến động về cơ cấu, tổ chức và tên gọi song về cơ bản chức năng, nhiệm vụ của Viện vẫn không thay đổi. Viện luôn phát huy truyền thống lịch sử, đi đầu trong nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc và góp phần phát triển nền khoa học nước nhà. Trong thời chiến cũng như thời bình, bằng hoạt động nghiên cứu cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật, Viện đã có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng quân đội và phát triển đất nước, xứng đáng với lời cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Viện KH-CN quân sự là Viện nghiên cứu khoa học cao nhất của quân đội và quan trọng của Quốc gia, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, xây dựng quân đội, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa” [1]. Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện KH-CN quân sự (12/10/1960- 12/10/2020), xin được điểm lại một số thành tựu nghiên cứu khoa học tiêu biểu của Viện đóng góp vào xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù còn non trẻ, lực lượng mỏng, cơ sở vật chất thô sơ, trình độ chuyên môn kỹ thuật quân sự còn hạn chế, song với phương châm vừa học vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ khoa học của Viện đã bám sát chiến trường, tiên phong nghiên cứu, làm chủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới, hiện đại do Liên Xô và các nước viện trợ; Tổ chức nghiên cứu vũ khí, cách đánh của địch, đề xuất nhiều giải pháp vô hiệu hóa, phòng tránh, đánh trả có hiệu quả; Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, phù hợp với cách đánh của ta, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Một số đề tài, sản phẩm tiêu biểu mà Viện đã nghiên cứu trong giai đoạn này như: Thiết kế, chế tạo “hàng rào” bóng khinh khí. Để đánh phá miền Bắc, Mỹ đã sử dụng chiến thuật máy bay bay thấp. Với việc chỉ bay ở độ cao khoảng từ 500 đến 1000m, tốc độ bay 180 đến 200m/giây, máy bay địch gần như vô hiệu hoá các khí tài trinh sát và các loại hoả lực tầm thấp của ta. Được giao nhiệm vụ, Viện xác định phải nhanh chóng tạo ra một loại thiết bị gây chướng ngại trên không, buộc máy bay địch phải tăng độ cao, tạo điều kiện cho các trận địa phòng không đánh trả địch. “Hàng rào” bóng khinh khí ra đời đáp ứng yêu cầu trên. Đề tài được Viện nghiên cứu cơ bản, đồng bộ từ việc thiết kế, chế tạo bóng bằng vật liệu PVC đến việc chọn dây giữ bóng, các thiết bị thu, thả, các phương tiện tạo và nạp khí Hyđrô,... Trong những năm 1965-1970, ta đã đưa vào sử dụng khoảng 1000 bóng khinh khí, buộc máy bay địch phải vọt lên cao khi tiếp cận mục tiêu, một số máy bay bị rơi khi va phải dây giữ bóng, trong đó có một chiếc rơi ở Thường Tín (4/11/1966). Giải pháp này được đánh giá cao vì đã góp phần phá chiến thuật bay thấp của máy bay Mỹ. Đề tài Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Hội thảo Quốc gia FEE, 10 - 2020 7 Những vấn đề chung được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba; Phối hợp với Quân chủng PK- KQ nghiên cứu chống nhiễu, đặc biệt là chống nhiễu máy bay B-52. Viện đã được giao nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với Quân chủng PK- KQ nghiên cứu, biên soạn tài liệu “Cách đánh B52”. Bằng những tính toán khoa học, cán bộ của Viện đã khẳng định: do thiết diện phản xạ của máy bay B52 lớn nên ở một cự ly nhất định cường độ tín hiệu phản xạ từ máy bay B52 sẽ vượt cường độ nhiễu, do đó, ra đa sóng mét của ta có khả năng phát hiện được máy bay B52. Kết quả thử nghiệm trên thực địa ngày 22/11/1972 và sau đó của Quân chủng PK-KQ đã chứng minh điều đó. Tài liệu nghiên cứu về các loại máy gây nhiễu của Viện đã kịp thời phục vụ cho các đơn vị tên lửa, ra đa, không quân, pháo phòng không tham khảo, vận dụng vào huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu có hiệu quả. Thành công của đề tài đã góp phần ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: