Danh mục

Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.32 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 (trong đó có Điều 137 và Điều 140 liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân) đã xác định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là “thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” và quy định “Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn đại biểu Hội đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp Khoa học pháp lýViện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp PGS-TS TRƯƠNG ĐẮC LINH Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí MinhI. Đặt vấn đềNghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hộikhoá X về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992(trong đó có Điều 137 và Điều 140 liên quan đến Viện kiểm sátnhân dân) đã xác định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là“thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” vàquy định “Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phươngchịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trảlời chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”.Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “VềChiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” tiếp tục đề ra nhiệmvụ: “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”.Tôi cho rằng đây là vấn đề rất hệ trọng, do đó, cần phải được cânnhắc thận trọng và nên chăng phải xuất phát từ những vấn đề cótính phương pháp luận sau:Một là, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu “nghiêncứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”; liệu có thểcoi đây là vấn đề đã được Đảng quyết định dứt khoát phải chuyểnViện kiểm sát thành Viện công tố, hay nội dung này nêu trongNghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị mới chỉ có tính địnhhướng để chỉ đạo, yêu cầu những người làm công tác lý luận vàthực tiễn “nghiên cứu” việc chuyển Viện kiểm sát thành Việncông tố?Khác với Toà án, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định rõ (chứkhông còn là nghiên cứu) là “tổ chức hệ thống Toà án theo thẩmquyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính...”; hoặc,khác với vấn đề tổ chức các cấp chính quyền ở tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá X “Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước” đã khẳng định rõ:“Không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận và ở phường. Tạiquận, phường có Uỷ ban nhân dân là đại diện của cơ quan hànhchính cấp trên...”.Còn việc “nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Việncông tố” cần phải lý giải được những vấn đề sau: Có hay khôngsự cần thiết phải chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố? Cơsở lý luận, cơ sở thực tiễn đã được nghiên cứu thấu đáo và tổngkết, đánh giá đầy đủ và thực sự là nhu cầu khách quan đòi hỏiphải chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố ở nước ta hiện nayhay chưa? Những chức năng vốn có (ngoài thực hành quyền côngtố) mà Viện kiểm sát đã và đang thực hiện khi chuyển thành Việncông tố đã giao (chức năng kiểm sát chung) và sẽ giao hay khônggiao cho các cơ quan khác thực hiện (kiểm sát hoạt động xét xửcủa Toà án chẳng hạn) đã và sẽ dẫn đến những hệ lụy gì của việcchuyển đổi này.v.v.Từ khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đã xuấthiện nhiều bài viết trên các sách, báo pháp lý mà hầu hết các tácgiả của các bài viết này dường như mặc nhiên coi việc “chuyểnViện kiểm sát thành Viện công tố” là vấn đề đương nhiên đãđược quyết định, nên trong các bài viết của một số tác giả chủyếu tập trung vào việc đề xuất: Nếu chuyển Viện kiểm sát thànhViện công tố thì vị trí, chức năng, thẩm quyền, nguyên tắc tổchức của Viện công tố sẽ như thế nào? Khi Viện kiểm sát chuyểnthành Viện công tố thì cơ quan này đặt ở đâu, trực thuộc Chínhphủ, Bộ Tư pháp, Toà án hay Quốc hội v.v(1).Thực tiễn những năm qua ở nước ta đã chỉ ra rằng, do nghiên cứukhông thấu đáo, giới khoa học xã hội nói chung, khoa học pháplý nói riêng có một thời gian chỉ thiên về “thuyết minh” đườnglối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, không có những “phản biệnkhoa học” cần thiết nên chúng ta đã có những quyết định vội vã.Ví dụ, việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta nhữngnăm vừa qua do chưa được giải quyết thoả đáng về lý luận vàthực tiễn nên mới có chuyện khi thì ồ ạt nhập tỉnh (từ 70 tỉnh,thành phố sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến năm 1980chúng ta đã sáp nhập còn 36 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc Trungương và một đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo) để rồi sau đó lần lượtchia tách tỉnh trả lại gần như trước khi nhập tỉnh (hiện nay cảnước có 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 59 tỉnh và 5 thànhphố trực thuộc Trung ương)... Chính những “quyết định khôngthành công” này đã là bài học cần thiết cho chúng ta về khả năngcó thể có những quyết định chủ quan, vội vã, không thấu đáo khi“chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố” ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay.Tôi cho rằng Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khi xácđịnh: “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện côngtố” không có nghĩa là vấn đề này đã được Đảng quyết định dứtkhoát và nếu đặt vấn đề như vậy thì chúng ta sẽ có cách tiếp cậnnghiên cứu toàn diện hơn, thận trọng và thấu đáo hơn để tránh cónhững quyết định vội vã, sai lầm như đã từng xảy ra trong thựctế.Hai là, nghiên cứu đổi mới tổ chức Viện kiểm sát cần xuất phát từcác quan đ ...

Tài liệu được xem nhiều: