Danh mục

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 12

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.13 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, hậu quả sinh thái và kinh tế Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam. Đặc biệt rừng ngập mặn ở Nam Bộ là những căn cứ kháng chiến vững chắc, nơi cất giấu vũ khí chuyển từ miền Bắc vào trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học rất cao. Lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 12 Việt Nam môi trường và cuộc sống Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, hậu quả sinh thái và kinh tế Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam. Đặc biệt rừng ngập mặn ở Nam Bộ là những căn cứ kháng chiến vững chắc, nơi cất giấu vũ khí chuyển từ miền Bắc vào trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học rất cao. Lượng mùn bã phong phú của rừng ngập mặn là nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều loài động vật ở nước. Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá bớp, sò, ngán, ốc hương,... Theo thống kê của Vũ Trung Tạng và Phan Nguyên Hồng (1999) có tới 43 loài cá đẻ hoặc có ấu trùng sống trong rừng ngập mặn ở Việt Nam. Rừng ngập mặn là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều loài bò sát quí hiếm như cá sấu, kỳ đà hoa, rùa biển. Một số loài thú như rái cá, mèo rừng, khỉ đuôi dài cũng rất phong phú trong rừng ngập mặn. Đặc biệt rừng ngập mặn là nơi làm tổ, kiếm ăn, nơi trú đông của nhiều loài chim nước, chim di cư trong đó có một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Hệ thống rễ chằng chịt trên mặt đất thu hút và giữ lại các trầm tích, góp Việt Nam môi trường và cuộc sống phần mở rộng đất liền ra phía biển, nâng dần đất lên; mặt khác chúng là hàng rào ngăn giữ những chất ô nhiễm, các kim loại nặng từ các sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ. Do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập mặn Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn lấy đất nuôi tôm một cách bừa b ãi như hiện nay là huỷ hoại môi trường, làm suy giảm mức sống của nhiều người dân nghèo ven biển, ảnh hưởng xấu đến chủ trương xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Chính phủ. Tác động của nghề nuôi tôm đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, tôm đến, rừng tan Trong gần hai thập kỷ qua, được Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích nên nghề nuôi tôm nước lợ ở vùng cửa sông ven biển phát triển rất mạnh, vượt ra ngoài tầm kiểm soát và quản lý của ngành thuỷ sản và chính quyền một số địa phương. Mặt khác, do nguồn lợi nuôi tôm lớn hơn các loại sản xuất khác nhiều lần nên không những người dân địa phương mà rất nhiều người di cư bất hợp pháp ồ ạt kéo nhau đến các khu rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bến Tre và một số nơi khác để phá rừng làm đầm tôm. Khung IV.4. TẠI SAO TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN CHƯA ĐẠT HIỆU Việt Nam môi trường và cuộc sống QU Ả Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, một số tỉnh ven biển đã trồng được gần 53.000ha rừng ngập mặn phòng hộ theo Quyết định 327/CT của Chính phủ ký ngày 15-9- 1992. Mặc dù tiền công trồng khá cao: 1,5 - 2 triệu đồng/ha, ở Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh: 3 triệu đồng/ha, nhưng do không nắm được kỹ thuật như: Chọn giống trụ mầm (cây con) quá non, cắm cây non quá sâu, trồng  quá dày, nên chỉ sau 1 - 2 tuần nhiều cây đã ra rễ vẫn chết. Sau khi trồng, không quan tâm chăm sóc để cho rong, tảo phủ đầy  cây con, cây không quang hợp được nên tỷ lệ chết cao (40 - 50%). Một số địa phương đã thực hiện sai lệch Quyết định 773 của Chính phủ ký ngày 21-12-1994 về việc sử dụng đất hoang và diện tích mặt nước ven biển bằng cách phá rừng ngập mặn, trong đó có rừng mới trồng để nuôi tôm nên đến nay các đề án trồng rừng ngập mặn đạt hiệu quả thấp, diện tích đang bị thu hẹp. Các rừng do một số tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, mặc dù kinh phí hỗ trợ ít hơn (1 - 1,3 triệu đồng/ha), nhưng nhờ hướng dẫn kỹ thuật chu đáo qua các lớp tập huấn của chuyên gia, kết hợp kiểm tra chặt chẽ việc thu hái giống (trụ mầm chín), hướng dẫn trồng cẩn thận, theo dõi cây trồng trong thời gian dài, chi tiền trồng dặm khi rừng được 1 năm tuổi nên tỷ lệ sống cao (70 - 80%), rừng phát triển tốt như ở Thái Thụỵ (Thái Bình), Giao Thuỷ (Nam Định). Nguồn: Phan Nguyên Hồng Việt Nam môi trường và cuộc sống Vào những năm 1980 và 1990, nhiều cơ quan nhà nước từ tỉnh xuống đến xã, một số đơn vị quân đội, công an cũng tranh thủ cơ hội biến những diện tích rừng lớn hàng trăm ha ở các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước (tỉnh Cà Mau) thành những nơi nhốt tôm, cứ 15 ngày lại tháo cống bắt kiệt tôm cá trong đầm. Do không nắm được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: