Danh mục

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 17

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.15 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đô thị hóa và môi trườngQuá trình đô thị hoá từ 1990 đến nayTrong giai đoạn 1975 - 1990 đô thị ở nước ta hầu như không có biến động, phản ánh nền kinh tế còn trì trệ. Sau năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Về số lượng đô thị, năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị, và đến năm 2003 đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 17Việt Nam môi trường và cuộc sống Đô thị hóa và môi trườngQuá trình đô thị hoá từ 1990 đến nayTrong giai đoạn 1975 - 1990 đô thị ở nước ta hầu như không có biến động, phảnánh nền kinh tế còn trì trệ.Sau năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội, mạnglưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Về số lượng đô thị, năm 1990cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị,và đến năm 2003 đã có 656 đô thị, trong đó có 4 thành phố loại I, 10 đô thị loại II,13 đô thị loại III, 59 đô thị loại IV, và 570 đô thị loại V. Theo phân cấp quản lý, cảnước có 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 83 thành phố, thị xã thuộc tỉnh, cònlại là các thị trấn. Trên địa bàn cả nước đã và đang hình thành khoảng 82 khu côngnghiệp tập trung, 22 đô thị mới và 18 khu kinh tế cửa khẩu. Đô thị hóa, côngnghiệp hóa ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xãhội Bắc, Trung, Nam, ở vùng duyên hải, kể cả ở các đảo lớn như Phú Quốc, CônĐảo, Vân Đồn, Cát Bà,... Ví dụ như huyện đảo Phú Quốc đã được Thủ tướngChính phủ quyết định là 1 trong 14 khu vực trọng điểm phát triển du lịch trongtoàn quốc, tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đếnnăm 2010 tỷ lệ dân số đô thị sẽ đạt 56 - 60%, đến năm 2020 sẽ là 80%, từ nay đến2010 sẽ hình thành 2 khu công nghiệp. Vì vậy tác động của đô thị hóa, côngnghiệp hóa gây ô nhiễm môi trường không những đối với môi trường trong đấtliền mà còn có tác động mạnh đối với môi trường vùng biển ven bờ. Tăng trưởngdân số đô thị từ 11,87 triệu người năm 1986 lên 18 triệu người năm 1999 vàkhoảng 20 triệu người năm 2002, nâng tỷ lệ đô thị hóa từ 19,3% năm 1986 l ênViệt Nam môi trường và cuộc sống25,3% năm 2002. Tuy vậy, đô thị hoá ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vựcvà trên thế giới. Ví dụ, tỷ lệ dân đô thị ở châu Á trung bình là 28%, châu Phi là32%, Mỹ La Tinh là 68%. Tăng trưởng kinh tế hàng năm của các đô thị ở ViệtNam trung bình từ 12 - 15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớnđạt khoảng 1.000USD/năm và tại các đô thị trung bình đạt trên 500USD/năm.Tăng trưởng không gian đô thị cũng đạt tỷ lệ đáng kể. Năm 1999, đất đô thị chỉchiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên cả nước, đến năm 2000 đã tăng lên 0,35% vàhiện nay (2003) con số này đạt xấp xỉ 1%.Chiến lược phát triển đô thị đến năm 2020Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đôthị đến năm 2020 trong Quyết định số 10/1998/QĐ -TTg ngày 23-1-1998, trongđó xác định phương hướng xây dựng và phát triển các đô thị trên địa bàn cả nướcvà các vùng đặc trưng:Mức tăng trưởng dân số dự báo: Năm 2010, dân số đô thị là 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số cả  nước. Năm 2020, dân số đô thị là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả  nước.Nhu cầu sử dụng đất đô thị: Năm 2020, diện tích đất đô thị là 460.000ha, chiếm 1,4% diện tích  đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người.Việt Nam môi trường và cuộc sốngTổ chức không gian hệ thống đô thị: Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở  các đô thị trung tâm, gồm các thành phố trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh. Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hoá đặc trưng của cả nước. Các đô thị trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... phải  được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị. Quy hoạch sử dụng đất đô thị đảm bảo các khu chức năng và cơ sở  hạ tầng có quan hệ gắn bó. Hình thành bộ mặt kiến trúc hiện đại nhưng vẫn kế thừa, bảo vệ, tôn  tạo và giữ gìn các di sản lịch sử văn hoá, phát triển nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Ưu tiên phát triển, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng các đô thị và các vùng  kinh tế trọng điểm, tạo tiền đề phát triển các đô thị và đô thị hoá nông thôn. Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị theo yêu  cầu và mức độ phát triển của từng đô thị.Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị: Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả  nước.Việt Nam môi trường và cuộc sống Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích  cải tạo đô thị. Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất  bằng các công nghệ thích hợp.Quy hoạch đô thị chưa phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trườngQuá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môitrường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khaithác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây raúng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càngtăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễmmôi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cưđông đúc; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnhhưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoạithành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chấtthải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giớigây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng; đô thị hóa làm tăngdòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở vàvệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị.Một ...

Tài liệu được xem nhiều: