Danh mục

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 20

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.26 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ô nhiễm không khíÔ nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 20Việt Nam môi trường và cuộc sống Ô nhiễm không khíÔ nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đôthị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường khôngkhí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đườnghô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính,mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càngphát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làmbiến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môitrường không khí càng quan trọng.Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệpCông nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ,công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưacó thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt ti êu chuẩnvề chất lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá,phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ nàynằm trong nội thành của nhiều thành phố. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, khôngkể các cơ sở thủ công nghiệp, có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số h ơn 700 cơsở công nghiệp nằm trong nội thành, ở thành phố Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệptrong tổng số khoảng 300 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Trong các nămgần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội th ành có phầngiảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sởViệt Nam môi trường và cuộc sốnggây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Ví dụ như ở Hà Nộiđã đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng 10 cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện ngoạithành với tổng diện tích đất quy hoạch 2.573ha để khuyến khích các xí nghiệp cũở trong nội thành di dời ra các cụm công nghiệp đó. Đặc biệt, thành phố Hà Nội cóchế độ thưởng tiến độ di chuyển sớm trong giai đoạn từ 2003 - 2004, mức thưởngtừ 10 triệu đến 500 triệu đồng/đơn vị sản xuất. Cho đến nay Hà Nội đã di chuyểnđược 10 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng ra ngoại thành như: Công ty Cổ phầnDệt 10/10, Công ty Thuỷ tinh Hà Nội, Công ty Giầy Thụy Khuê,... Hiện nay có 6công ty đang di chuyển là Công ty Nhựa Hà Nội, Dệt kim Hà Nội, Xe đạp xe máyĐống Đa, Kỹ thuật điện thông, Dệt kim Thăng Long. Thành phố Hồ Chí Minh đãđưa ra chính sách thưởng 500 triệu đồng (mức cao nhất) cho những doanh nghiệpdi dời trong năm 2002, mức thưởng này chỉ còn 50% đối với các doanh nghiệp didời vào năm 2003 và chỉ còn 40% nếu di dời vào năm 2004. Tỉnh Bắc Ninh vàmột số tỉnh khác cũng đã đầu tư kỹ thuật hạ tầng xây dựng một số cụm côngnghiệp nhỏ để tập trung các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi tr ường nặng nề ở đôthị và làng nghề vào các cụm công nghiệp này,...Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệpcũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội), ThủĐức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai), Khu Côngnghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô nhiễm không khí cục bộ ởxung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lònung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốtdầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,...Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2,CO, HF và một số hoá chất khác.Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một số bàibáo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là sống giàu, nhưng chết mòn đối vớiViệt Nam môi trường và cuộc sốnglàng tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); hít khói ăn tiền ở xãChỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là những làn khói độc ở lànggốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làngnghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.Công nghiệp mới: Phần lớn các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào82 khu công nghiệp. Trước khi xây dựng dự án đều đã tiến hành Đánh giá tácđộng môi trường, nếu dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đãđược trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ đảm bảo đạt tiêuchuẩn chất lượng môi trường.Tuy vậy, còn nhiều xí nghiệp mới, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đốt than,chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại (SO2, NO2, CO), nên đã gây ra ô nhiễm môitrường không khí xung quanh.Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tảiCùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông cơ giớiở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980 khoảng 80 -90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược lại khoảng 80% dân đô thị đilại bằng xe máy, xe ôtô con. Nguồn thải từ giao thông vận tải đ ã trở thành một ...

Tài liệu được xem nhiều: