Danh mục

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 24

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 513.41 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làng nghề trước những thách thức về môi trường sốngLàng nghề ở nước ta thường là làng làm nghề thủ công đã có từ lâu. Làng nghề thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệp hoặc một vài dòng họ chuyên làm một nghề, kiểu cha truyền con nối. Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 24Việt Nam môi trường và cuộc sống Làng nghề trước những thách thức về môi trường sốngLàng nghề ở nước ta thường là làng làm nghề thủ công đã có từ lâu. Làng nghềthường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông nghiệphoặc một vài dòng họ chuyên làm một nghề, kiểu cha truyền con nối.Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủcông truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, ì ạch, bế tắc, trong vòng 10năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chếthoáng mở cửa của nền kinh tế thị trường và sự năng động cũng như tâm huyết vớinghề của những người dân, các làng nghề thủ công không ngừng thay da đổi thịtvà đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Theo số liệu gần đâynhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cảnước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có sốlượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, BắcNinh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127làng. Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt nam đã cótốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Cácngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như sau:Bảng VI.4. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt NamViệt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Đề tài KC 08-09Làng nghề là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả. Lao động nghềtại các làng đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời giannông nhàn. Có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề và13% số hộ chuyên về ngành nghề. Theo thống kê, lao động làng nghề đã thu húttới 10 triệu lao động thường xuyên. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động nghề lànguồn thu nhập đáng kể với các hộ nông dân, ở nhiều làng nghề, hoạt động nghềkhông còn là nghề phụ, mà đã trở thành nghề chính với cả gia đình hay một số laođộng chính trong gia đình. Các làng nghề tái chế ở miền Bắc đã phát triển thànhcác cụm công nghiệp ở nông thôn. Tại đây hoạt động nông nghiệp chỉ đóng vai tr òrất nhỏ trong thu nhập của người dân trong làng. Một số lớn các làng nghề khác cóhoạt động nghề là nghề phụ và chỉ có sự tham gia của một số thành viên tronglàng. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam) là một ví dụ. Đây là một làngnghề kết hợp cả hoạt động nông nghiệp và hoạt động nghề. Có 40 trong tổng số 80hộ dân của làng làm nghề đúc đồng. Trong mỗi hộ dân, thường có 1-2 thợ chínhlàm nghề. Các lò đúc của làng thường nổi lửa từ sáng sớm, phụ nữ và thiếu niêntrong nhà chính là các thợ phụ giúp các phần việc xung quanh lò đúc. Tới 7 - 8 giờsáng, các thợ phụ tiếp tục công việc chính của mình như làm đồng hay tớitrường học, trong khi thợ chính bắt đầu công việc tinh xảo từ những sản phẩmđúc thô. Các thợ phụ, sau khi tạm ngơi công việc đồng áng, lại tiếp tục côngViệt Nam môi trường và cuộc sốngviệc, chọn lọc nguyên liệu, lựa xỉ phế liệu để giã nhỏ và nấu lại. Do sản xuất ở quymô gia đình nên hoạt động thường khá năng động trong việc thay đổi mặt hàngcho phù hợp với thị trường.Khung VI.15. VÂN CHÀNG - MẶT TRÁI CỦA MỘT LÀNG NGHỀ TRÙPHÚTồn tại đã hơn 600 năm, làng nghề Vân Chàng (xã Nam Giang, huyện Nam Trực,Nam Định) được nhiều người biết đến với nghề rèn truyền thống. Vân Chàng hiệncó 675 hộ dân với 3.075 nhân khẩu, trong đó có hơn 90% làm nghề rèn truyềnthống. Hàng năm số hộ sản xuất đều tăng do lợi nhuận cao. Từ 10 năm trở lại đây,từ sản xuất theo phương pháp thủ công, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư máy mócthiết bị nước ngoài, công nghệ hiện đại hơn để sản xuất. Sản phẩm làng nghề VânChàng được tiêu thụ tại hầu hết các tỉnh phía Bắc, xuất khẩu ra nước ngoài nhưLào, Campuchia,... Trong làng thường xuyên có 600 - 700 lao động với mứclương từ 600.000 - 700.000 đồng/tháng. Tình trạng thất nghiệp, nghiện hút gầnnhư không có. Thống kê của Uỷ ban nhân dân xã Nam Giang, thu nhập bình quânlàng nghề 550USD/người/năm. Vân Chàng là điển hình cho một làng nghề truyềnthống duy trì và phát triển được nghề trong quá trình chuyển đổi kinh tế.Ai đã một lần đến Vân Chàng thì không thể quên được ấn tượng về môi trường nơiđây. Ngay từ đầu làng những tiếng động ầm ầm đập vào tai, mùi nồng nồng, khóthở bao phủ không khí trong làng. Sông Vân Chàng, nơi đón nhận tất cả nguồnnước thải của nền công nghiệp làng có màu đen kịt, mùi hôi rất khó chịu và độlưu thông của dòng nước rất thấp. Rãnh nước dẫn nước thải từ các hộ dân làmnghề nhôm, rèn sắt đặc sệt màu vàng sánh. Một hộ làm nghề cô nhôm tại đây chobiết Bụi bám thành lớp dày trên mái nhà, khi trời mưa sẽ hoà tan lượng hoá chấtViệt Nam môi trường và cuộc sốngđộc hại bám trên mái, nếu xối vào chân tay sẽ bị phồng rộp rất rát. Nước thải tựdo ra hồ, ao ngấm vào lòng đất, cả không khí, đất, nước đều bị ...

Tài liệu được xem nhiều: