Danh mục

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 28

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.87 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cộng đồng và giáo dục môi trườngViệt Nam môi trường và cuộc sốngBảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, mọi người đều có trách nhiệm tham gia. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường thì tuyên truyền, giáo dục về môi trường là công tác rất quan trọng. Tại Chỉ thị số 36-CT/TW trong số 8 giải pháp được nêu ra, thì giải pháp đầu tiên là: "Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 28Việt Nam môi trường và cuộc sống Cộng đồng và giáo dục môi trườngViệt Nam môi trường và cuộc sốngBảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, mọi người đều có trách nhiệmtham gia. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với sự nghiệp bảo vệ môitrường thì tuyên truyền, giáo dục về môi trường là công tác rất quan trọng. Tại Chỉthị số 36-CT/TW trong số 8 giải pháp được nêu ra, thì giải pháp đầu tiên là:Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và cácphong trào quần chúng bảo vệ môi trường.Giáo dục về môi trường gồm hai phạm vi chủ yếu: giáo dục trong nhà trường vàgiáo dục trong xã hội. Các hoạt động giáo dục môi trường trong hai lĩnh vực nàykhông thể tách rời nhau, mà phải kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ, bổ sung cho nhau.Giáo dục môi trường trong nhà trườngVề giáo dục trong nhà trường, không kể đến việc đào tạo những cán bộ chuyênmôn trong các lĩnh vực có liên quan đến tài nguyên và môi trường tại các trườngđại học, cao đẳng, thì việc đưa giáo dục môi trường vào các cấp học tiểu học vàphổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó liên quan đến xây dựng nhận thứccho học sinh ngay từ lúc tuổi thơ, ngay trong quá trình hình thành nhân cách củahọc sinh. Nó còn đặc biệt quan trọng, vì góp phần đào tạo thế hệ tương lai hiệnchiếm tỷ lệ 22,5% tổng dân số nước ta.Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thốnggiáo dục quốc dân, theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17-10-2001. Bộ Giáodục và Đào tạo cũng đã ra quyết định số 6621/QĐ-BGDĐT-KHCN ngày 30-12-2002 phê duyệt Chính sách và Chương trình hành động giáo dục môi trườngtrong trường phổ thông giai đoạn 2001 - 2010. Theo Chương trình này, thì giaiđoạn 2001 - 2005 là giai đoạn chuẩn bị, trong đó có các công việc, như: soạn thảovà ban hành các văn bản pháp quy; xây dựng chương trình, nội dung, phương phápgiáo dục môi trường; bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục môiViệt Nam môi trường và cuộc sốngtrường; xây dựng tổ chức và cơ sở vật chất; tiến hành các hoạt động ngoại khóa,các chiến dịch truyền thông môi trường; chỉ đạo điểm. Từ năm 2006 trở đi mới làtriển khai mở rộng trong phạm vi toàn quốc. Nhìn chung một cách khách quan tìnhhình phát triển của nước ta trong hơn hai thập kỷ qua, có thể nhận xét rằng việcđưa nội dung giáo dục môi trường vào trường còn chậm. Quả là như vậy, vì cáchoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên và môi trường được bắt đầu triểnkhai một cách có hệ thống từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước với các chương trìnhvà đề tài cấp Nhà nước, không kể tới các nghiên cứu lẻ tẻ của các trường đại học,viện nghiên cứu trước đó. Rồi trong khuôn khổ của các dự án có sự tài trợ củanước ngoài, khoảng từ giữa thập kỷ 80, đã có những thử nghiệm đưa nội dung giáodục môi trường vào một số trường, lớp học, kể cả việc biên soạn và áp dụng thửnhững chương trình, nội dung, tài liệu và phương pháp giảng dạy. Trong khi đó,việc tuyên truyền giáo dục và truyền thông môi trường trong xã hội dưới các hìnhthức ngày càng phong phú đã được triển khai ngay trong thập kỷ 80, nhất là từnăm 1992-1993, với kết quả của Hội nghị Rio, sự thành lập của Bộ Khoa họcCông nghệ và Môi trường và việc Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường.Thế mà mãi đến năm 2001, Chính phủ mới có quyết định đưa nội dung giáo dụcmôi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân.Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có những hoạt động triển khai từng bước trong nhiềutrường. Đó cũng là một nhu cầu thực tế và bức xúc của cuộc sống. Ngày 24-1-2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 03/2002/QĐ-BGDĐT về việcBan hành chương trình trung học cơ sở, trong đó môn sinh học có hai chương(10 tiết) liên quan đến môi trường. Đồng thời, nhiều dự án quốc tế lớn nhỏ cũngvẫn tiếp tục giúp đỡ xây dựng các mô hình giáo dục môi trường trong trường học,cả nội khóa và ngoại khóa và công tác truyền thông môi trường, nâng cao nhậnthức chung trong xã hội.Việt Nam môi trường và cuộc sốngDù ở gia đình, trong nhà trường hay ngoài xã hội, việc giáo dục, hướng dẫn trẻ emý thức bảo vệ môi trường là rất cần thiết, phải dạy cho chúng ngay từ thuở ấu thơ.Nội dung và các hình thức giáo dục cũng có vai trò quan trọng, nếu muốn có kếtquả thực sự, thì hình thức giáo dục cần phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý vàgiai đoạn phát triển của trẻ em. Tuy rằng theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đàotạo, Dự án Xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục bảo vệ môitrường cho bậc mầm non; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non về giáo dục bảovệ môi trường đang được triển khai, nhưng hiện nay cũng đã có nhiều tìm tòi vàthử nghiệm trong các hoạt động này, nhất là trong hệ thống các trường sư phạmnhà trẻ - mẫu giáo.Đối với trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục môi trường không chỉ là do nhữngyêu cầu bức thiết về môi trường, mà còn xuất phát từ chính nhu cầu phát triểnnhân cách của trẻ. Giáo dục môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều: