Danh mục

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 4

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.36 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ba trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nayTài nguyên nước được hình thành, luân chuyển, diễn biến về lượng và chất, phát huy tác dụng đối với môi trường thiên nhiên, đời sống và mọi hoạt động phát triển của con người trên những khu vực địa lý nhất định là những lưu vực sông. Để bạn đọc có khái niệm cụ thể hơn về tình hình tài nguyên nước của nước ta, cùng với những đặc điểm chung về tài nguyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 4Việt Nam môi trường và cuộc sốngBa trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nayTài nguyên nước được hình thành, luân chuyển, diễn biến về lượng và chất, pháthuy tác dụng đối với môi trường thiên nhiên, đời sống và mọi hoạt động phát triểncủa con người trên những khu vực địa lý nhất định là những lưu vực sông. Để bạnđọc có khái niệm cụ thể hơn về tình hình tài nguyên nước của nước ta, cùng vớinhững đặc điểm chung về tài nguyên nước đã nêu ở mục trước, mục thứ ba nàytrình bày tình trạng tài nguyên nước trên ba lưu vực sông cụ thể: lưu vực các sôngNhuệ - Đáy, trong đó có Thủ đô Hà Nội và một số khu công nghiệp ở phía Bắc;lưu vực các sông Đồng Nai - Sài Gòn, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và mộtsố khu công nghiệp ở phía Nam; và lưu vực sông Cầu với một số tỉnh và thànhphố ở vùng trung du phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Đoạn trình bày về lưuvực sông Nhuệ - sông Đáy dựa theo báo cáo Bảo vệ môi trường lưu vực sôngNhuệ - sông Đáy do Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên trình bày tại Hội nghị vềchủ đề trên, họp ngày 7-8-2003, công bố trên tạp chí Bảo vệ Môi trường, số tháng8-2003; đoạn về lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn theo bài viết của PGS, TS. LêTrình; đoạn về lưu vực sông Cầu theo bài viết của GS, TS. Ngô Đình Tuấn.Việt Nam môi trường và cuộc sốngTài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông ĐáyLưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thuộc các tỉnh và thành phố: Hòa Bình, Hà Nội,Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, có diện tích khoảng 8.000km2, dân sốtrên 9 triệu người, trong đó có khoảng 3,5 triệu sống ven sông. Đây là vùng lãnhthổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa dạng, có vị trí địa lý đặc biệtquan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sôngHồng trong đó có Thủ đô Hà Nội. Song, nơi đây cũng đang gặp phải những vấn đềmôi trường bức xúc do thiên nhiên và con người gây ra như lũ lụt, úng ngập, thoáihóa đất, ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Sông Nhuệ- sông Đáy có nhiều phụ lưu khá lớn chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn, thịtứ, tụ điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề, là nguồncấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất và dân sinh.Sông Nhuệ có tổng chiều dài là 74km, bề rộng trung bình từ 30 - 40m, diện tíchlưu vực 1.070km2. Các sông nhánh lớn chảy qua trục chính sông Nhuệ gồm có:sông Đăm, sông Đồng Bồng, sông Cầu Ngà, sông Tô Lịch, máng Hòa Bình, sôngLương. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệthống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội, thị xãHà Đông và chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ Lý. Nước sông Tô Lịch thườngxuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11-17 m3/s, lưu lượng cựcđại đạt 30 m3/s.Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý về chất lượng sông Nhuệ, đoạn chảy quaHà Nội cho thấy rằng nước ở đoạn đầu sông chảy qua thị xã Hà Đông, trước khitiếp nhận nguồn nước thải của hai con sông Kim Ngưu và Tô Lịch (2km đầu tiên),đã có hàm lượng BOD, NH4 vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượngnước loại B, hàm lượng DO vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nướcloại A.Việt Nam môi trường và cuộc sốngTại đập Thanh Liệt, khi sông Nhuệ tiếp nhận thêm một khối lượng nước thải sinhhoạt và công nghiệp của phần lớn nội thành Hà Nội từ sông Tô Lịch và Kim Ngưuđổ vào, nước đã bị ô nhiễm đến mức nghiêm trọng: hàm lượng BOD, As, NH4,NO2, tổng coliform,... đều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượngnước loại B đến hàng chục lần. Đoạn sông bắt đầu từ đập Thanh Liệt đến km7,hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường nước ở đây giảm dần, tuy nhiên cácchỉ tiêu như BOD, NH4, NO2 vẫn còn cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép đối vớichất lượng nước loại B. Nói chung trên đoạn sông này, chất lượng nước sôngNhuệ vẫn bị ô nhiễm ở mức cao.Đoạn cuối cùng của sông Nhuệ chất lượng nước sông biến đổi do quá trình tự làmsạch của dòng sông, khối lượng chất thải ít đi nên chất lượng nước sông cũng dầnđược cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng nước sông vẫn chưa đạt tiêu chuẩn do hàmlượng nitrit, BOD vẫn cao trên mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nướcloại A. Như vậy chất lượng nước sông khi chảy ra khỏi tỉnh Hà Tây vẫn không đạttiêu chuẩn cho phép trong phục vụ sinh hoạt, mới chỉ đạt ở mức ti êu chuẩn chophép đối với nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, bắt đầu từcửa Hát Môn chảy theo hướng đông bắc - tây nam và đổ ra biển tại cửa Đáy. Đếnnăm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy, nước sông Hồng không thường xuyênvào sông Đáy qua cửa đập Đáy (trừ những năm phân lũ) vì vậy phần đầu nguồnsông, từ km 0 đến Ba Thá dài 71km, sông Đáy trên thực tế chỉ như đoạn sông chết.Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn đất canh tác đã gây cản trở thoát lũ mùa mưa.Lượng nước được cung cấp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: