Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 9
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 316.39 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp
Các nguồn gây ô nhiễm biển chủ yếu
Từ đất liền đem ra Có một điều chắc chắn là con người càng đẩy nhanh tốc độ phát triển trên lưu vực sông ven biển và trên biển thì mức độ gây tổn thương đến môi trường và tài nguyên biển ngày càng cao. Và không thể kể hết các tác động đến môi trường và tài nguyên biển do con người gây ra, nhưng thực tế con người đã nếm trải đủ thất bại và thiệt hại do những hành vi thiếu khôn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 9 Việt Nam môi trường và cuộc sống Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp Các nguồn gây ô nhiễm biển chủ yếu Từ đất liền đem ra Có một điều chắc chắn là con người càng đẩy nhanh tốc độ phát triển trên lưu vực sông ven biển và trên biển thì mức độ gây tổn thương đến môi trường và tài nguyên biển ngày càng cao. Và không thể kể hết các tác động đến môi trường và tài nguyên biển do con người gây ra, nhưng thực tế con người đã nếm trải đủ thất bại và thiệt hại do những hành vi thiếu khôn khéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực và vùng ven biển được đưa ra biển ngày càng nhiều, làm cho nhiều vùng biển ven bờ có nguy cơ bị thiếu ôxy trên diện rộng, khiến cho một số loài sinh vật biển bị đe dọa. Ở vùng nước ven bờ, đến năm 2010 dự tính chất thải sẽ tăng rất lớn: dầu khoảng 35 - 160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26 - 52 tấn/ngày và tổng amôni 15 - 30 tấn/ngày. Các chất thải có nguồn gốc lục địa được đưa vào biển nước ta thường là thuốc trừ sâu từ các vùng sản xuất nông nghiệp, chất thải hữu cơ từ các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, chất thải sinh hoạt và bệnh viện từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung, chất thải mỏ, chất thải từ các khu công nghiệp, ... (Bảng III.1). Hàng năm đã có cả trăm ngàn tấn COD, hàng chục ngàn tấn BOD và dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ vào biển chủ yếu từ các khu công nghiệp trọng điểm và các khu dân cư tập trung ven biển. Việt Nam môi trường và cuộc sống Bảng III.1. Thải lượng của một số chất gây ô nhiễm đổ vào biển từ một số vùng công nghiệp và dân cư tập trung ven biển Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam 2003 và Phạm Văn Ninh * Chỉ tính riêng cho nguồn thải công nghiệp ** Chỉ tính cho khu vực Đà Nẵng và sông Hàn Việt Nam môi trường và cuộc sống Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Hàng năm trên 100 con sông cần cù tải ra biển khoảng 880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác (Bảng III.2). Bảng III.2. Tổng thải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông và cả nước Đơn vị: tấn/năm Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Chương trình Nghiên cứu biển cấp Nhà nước KT.03.07 Ngoài ra, theo Nguyễn Đình Tuấn (1999), từ Vùng Kinh tế trọng điểm ven biển phía Nam đã thải vào các sông một lượng nước thải sinh hoạt là 113.216m3/ngày và nước thải công nghiệp - 312.330m3/ngày. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm và axít hóa nặng với giá trị tương ứng pH = 4,4 - 5,0 và 3,8 - 4,0 do rửa trôi phèn từ các lưu vực của các sông rạch và chất thải gây nên. Thải ngay trên biển Các nguồn thải này chủ yếu phát sinh từ các hoạt động trên biển như: khai thác và nuôi hải sản, thăm dò và khai thác dầu khí, hoạt động tàu thuyền trên biển, các sự cố tràn dầu,... Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung III.7. THẢI BẤT HỢP PHÁP XIANUA XUỐNG BIỂN Có lần, ngoài huyện đảo Bạch Long Vĩ đã bắt giữ một tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển của nước ta. Trên tàu khi đó có trên 10 thùng xianua loại 200 lít. Nhưng chỉ có 1,5 thùng còn xianua, vậy số thùng rỗng còn lại đã đổ hết xianua xuống biển vì lợi ích trước mắt của họ. Gần đây, vào tháng 3-2002, trên 1.000kg xianua do bọn buôn lậu ném xuống khu vực gần cửa sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi đã làm tôm cá chết nổi hàng loạt, gây tác hại nhiều mặt đối với môi trường sinh thái và nguồn lợi vùng cửa sông ven biển Quảng Ngãi. Nguồn: Nguyễn Chu Hồi tổng hợp Ngành thủy sản đang phấn đấu nâng cao tổng sản lượng khai thác hàng năm bằng cách tăng số lượng và cải hoán tàu. Trong những năm gần đây, lượng tàu thuyền gắn máy tăng hàng năm và đạt xấp xỉ 80 ngàn chiếc (Bảng III.3). Bảng III.3. Xu thế tăng lượng tàu thuyền khai thác hải sản các năm 1985- 2001 Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường ngành thủy sản năm 2002 Chất thải từ các tàu thường bị đổ xuống biển ở các khu vực bến cảng, vũng vịnh khá kín sóng gió, nên đã làm cho nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Có nhiều nơi tập trung hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ như bến cảng Hậu Lộc, Nghi Sơn (Thanh Hóa), sông Hàn (Đà Nẵng), Bến Đình (Vũng Tàu), cửa Ông Đốc (Cà Mau), cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Hầu hết tại các khu vực biển có cả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 9 Việt Nam môi trường và cuộc sống Chất lượng môi trường biển đang xuống cấp Các nguồn gây ô nhiễm biển chủ yếu Từ đất liền đem ra Có một điều chắc chắn là con người càng đẩy nhanh tốc độ phát triển trên lưu vực sông ven biển và trên biển thì mức độ gây tổn thương đến môi trường và tài nguyên biển ngày càng cao. Và không thể kể hết các tác động đến môi trường và tài nguyên biển do con người gây ra, nhưng thực tế con người đã nếm trải đủ thất bại và thiệt hại do những hành vi thiếu khôn khéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Các chất thải không qua xử lý từ các lưu vực và vùng ven biển được đưa ra biển ngày càng nhiều, làm cho nhiều vùng biển ven bờ có nguy cơ bị thiếu ôxy trên diện rộng, khiến cho một số loài sinh vật biển bị đe dọa. Ở vùng nước ven bờ, đến năm 2010 dự tính chất thải sẽ tăng rất lớn: dầu khoảng 35 - 160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26 - 52 tấn/ngày và tổng amôni 15 - 30 tấn/ngày. Các chất thải có nguồn gốc lục địa được đưa vào biển nước ta thường là thuốc trừ sâu từ các vùng sản xuất nông nghiệp, chất thải hữu cơ từ các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, chất thải sinh hoạt và bệnh viện từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung, chất thải mỏ, chất thải từ các khu công nghiệp, ... (Bảng III.1). Hàng năm đã có cả trăm ngàn tấn COD, hàng chục ngàn tấn BOD và dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ vào biển chủ yếu từ các khu công nghiệp trọng điểm và các khu dân cư tập trung ven biển. Việt Nam môi trường và cuộc sống Bảng III.1. Thải lượng của một số chất gây ô nhiễm đổ vào biển từ một số vùng công nghiệp và dân cư tập trung ven biển Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam 2003 và Phạm Văn Ninh * Chỉ tính riêng cho nguồn thải công nghiệp ** Chỉ tính cho khu vực Đà Nẵng và sông Hàn Việt Nam môi trường và cuộc sống Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Hàng năm trên 100 con sông cần cù tải ra biển khoảng 880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác (Bảng III.2). Bảng III.2. Tổng thải lượng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông và cả nước Đơn vị: tấn/năm Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Chương trình Nghiên cứu biển cấp Nhà nước KT.03.07 Ngoài ra, theo Nguyễn Đình Tuấn (1999), từ Vùng Kinh tế trọng điểm ven biển phía Nam đã thải vào các sông một lượng nước thải sinh hoạt là 113.216m3/ngày và nước thải công nghiệp - 312.330m3/ngày. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm và axít hóa nặng với giá trị tương ứng pH = 4,4 - 5,0 và 3,8 - 4,0 do rửa trôi phèn từ các lưu vực của các sông rạch và chất thải gây nên. Thải ngay trên biển Các nguồn thải này chủ yếu phát sinh từ các hoạt động trên biển như: khai thác và nuôi hải sản, thăm dò và khai thác dầu khí, hoạt động tàu thuyền trên biển, các sự cố tràn dầu,... Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung III.7. THẢI BẤT HỢP PHÁP XIANUA XUỐNG BIỂN Có lần, ngoài huyện đảo Bạch Long Vĩ đã bắt giữ một tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển của nước ta. Trên tàu khi đó có trên 10 thùng xianua loại 200 lít. Nhưng chỉ có 1,5 thùng còn xianua, vậy số thùng rỗng còn lại đã đổ hết xianua xuống biển vì lợi ích trước mắt của họ. Gần đây, vào tháng 3-2002, trên 1.000kg xianua do bọn buôn lậu ném xuống khu vực gần cửa sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi đã làm tôm cá chết nổi hàng loạt, gây tác hại nhiều mặt đối với môi trường sinh thái và nguồn lợi vùng cửa sông ven biển Quảng Ngãi. Nguồn: Nguyễn Chu Hồi tổng hợp Ngành thủy sản đang phấn đấu nâng cao tổng sản lượng khai thác hàng năm bằng cách tăng số lượng và cải hoán tàu. Trong những năm gần đây, lượng tàu thuyền gắn máy tăng hàng năm và đạt xấp xỉ 80 ngàn chiếc (Bảng III.3). Bảng III.3. Xu thế tăng lượng tàu thuyền khai thác hải sản các năm 1985- 2001 Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường ngành thủy sản năm 2002 Chất thải từ các tàu thường bị đổ xuống biển ở các khu vực bến cảng, vũng vịnh khá kín sóng gió, nên đã làm cho nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Có nhiều nơi tập trung hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ như bến cảng Hậu Lộc, Nghi Sơn (Thanh Hóa), sông Hàn (Đà Nẵng), Bến Đình (Vũng Tàu), cửa Ông Đốc (Cà Mau), cửa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Hầu hết tại các khu vực biển có cả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
môi trường Việt Nam bảo vệ môi trường tài nguyên môi trường môi trường biển môi trường nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 675 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 285 0 0 -
10 trang 265 0 0
-
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 220 4 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 164 0 0 -
Vai trò chỉ thị của đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu các quá trình môi trường
7 trang 144 0 0 -
130 trang 140 0 0
-
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 138 0 0 -
13 trang 136 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 134 0 0