Danh mục

Việt Nam trong mối quan hệ trung tâm - ngoại vi nhìn từ lý thuyết không gian văn hóa - xã hội

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.26 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, không gian văn hóa - xã hội còn có thêm một đặc tính rất quan trọng khác, đó là quan hệ liên không gian. Các quốc gia có thể tạo dựng không gian văn hóa - xã hội vượt ra ngoài không gian môi trường sinh thái của mình,... Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam trong mối quan hệ trung tâm - ngoại vi nhìn từ lý thuyết không gian văn hóa - xã hộiViệt Nam trong mối quan hệ trung tâm - ngoại vinhìn từ lý thuyết không gian văn hóa - xã hộiNguyễn Văn Dân(*)Tóm tắt: Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, không gian văn hóa - xã hội còn cóthêm một đặc tính rất quan trọng khác, đó là quan hệ liên không gian. Các quốc gia cóthể tạo dựng không gian văn hóa - xã hội vượt ra ngoài không gian môi trường sinh tháicủa mình. Một số nhà khoa học đã nói đến hiện tượng “thoát Trung” hay “giải Hoahóa” của Nhật Bản và Hàn Quốc. Có người nói đến hiện tượng này như là một sự“thoát khỏi trung tâm” để phát triển. Nhưng thực ra theo chúng tôi, đây là vấn đề “lựachọn trung tâm” chứ không phải “từ bỏ trung tâm” hay “thoát khỏi trung tâm”. NhậtBản và Hàn Quốc đã lựa chọn lại trung tâm, họ chuyển từ trung tâm cũ sang một trungtâm mới tiên tiến hơn là phương Tây, thiết lập một khu vực văn hóa - xã hội liên khônggian. Bằng cách đó họ đã phát triển để thoát khỏi vị thế ngoại vi, trở thành một trungtâm mới của khu vực và thậm chí của cả thế giới.Trong quan hệ của Việt Nam ở khu vực Đông Á, Việt Nam không nên coi Trung Quốc làtrung tâm duy nhất đáp ứng mọi yêu cầu phát triển. Thành công phát triển của NhậtBản và Hàn Quốc cho thấy một quốc gia có thể lựa chọn cho mình nhiều trung tâm đểtận dụng những điều kiện tiên tiến cho phát triển. Chúng ta đã có đường lối đa phươnghóa các quan hệ quốc tế. Nhưng quan hệ đa phương dàn đều sẽ làm cho sự hợp tác bịdàn trải, không tận dụng được những điểm mạnh của một số trung tâm đầu tàu của thếgiới. Trong tinh thần này, chúng ta vẫn có thể tận dụng các nguồn lực tích cực củatrung tâm Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng nên lựa chọn thêm các trung tâm khác làmquan hệ đối tác. Phải đặt mối quan hệ trung tâm - ngoại vi là quan hệ ưu tiên chứkhông đa phương hóa một cách dàn đều các mối quan hệ quốc tế. Mối quan hệ trungtâm - ngoại vi hiện nay là trung tâm - ngoại vi trong không gian văn hóa - xã hội của“thế giới phẳng”, vượt khỏi không gian sinh thái. Nó đòi hỏi chúng ta phải thay đổicách nhìn truyền thống về một không gian văn hóa - xã hội ba chiều khép kín. Đó làtinh thần của vấn đề lựa chọn trung tâm trong thế giới toàn cầu hóa, nếu chúng takhông muốn bị tụt hậu mãi ở vị thế ngoại vi.Từ khóa: Trung tâm - ngoại vi, Không gian văn hóa - xã hội, Việt Nam(*)PGS.TS., Viện Thông tin KHXH; Email: nguyenvandan1@gmail.comViÖt Nam trong mèi quan hÖ…1. Một số lý thuyết không gian văn hóa xã hộiVào đầu thế kỷ XX, nhà khoa họcngười Pháp Henri Lefebvre đã nỗ lực xâydựng một ngành khoa học mà ông gọi là“khoa học nghiên cứu không gian xã hội”.Dựa vào học thuyết duy vật mác xít,Lefebvre cho rằng trong khi không gian tựnhiên là một “tác phẩm” của thiên nhiên,do thiên nhiên “sáng tạo ra”, thì khônggian xã hội là do con người “sản xuất ra”.Theo ông, một vật được sáng tạo là một“tác phẩm” mang tính độc nhất, không lặplại. Thế giới vật chất là thế giới của nhữngsự vật được thiên nhiên sáng tạo, khônglặp lại. Còn thế giới xã hội là thế giới củanhững sự vật do con người làm ra. Chúngđược sản sinh ra bởi các lực lượng sảnxuất, bằng các phương tiện sản xuất vàthông qua các phương thức sản xuất, vìthế chúng là những “sản phẩm” có thể lặplại (tức có thể được “sản xuất hàng loạt”).Tương tự, không gian xã hội cũng lànhững không gian do con người sản sinhra bởi các lực lượng sản xuất, bằng cácphương tiện sản xuất và thông qua cácphương thức sản xuất. Vì thế, theoLefebvre, không gian xã hội là một sảnphẩm xã hội (Henri Lefebvre, 1991, tr.1).Những gì Lefebvre quan niệm chothấy không gian xã hội liên quan chặt chẽđến sự xuất hiện của tri thức và văn hóa,của tích luỹ tư bản. Như thế, không gianxã hội trong quan niệm của ông có cả đặctính văn hóa, và ta có thể gọi đó là khônggian văn hóa - xã hội. Lefebvre cũng chorằng mỗi xã hội đều sản xuất cho mìnhmột không gian riêng. Trong không gianxã hội tư bản, Lefebvre luôn có ý thức vềsự phân biệt giữa không gian đô thị với tưcách là trung tâm, với không gian nôngthôn với tư cách là các khu vực ngoại vi.Đô thị là nơi có sự phát triển mạnh củacác lực lượng sản xuất dưới sự cai quảncủa các lực lượng chính trị, đồng thời có9sự tích luỹ cao các nguồn lực tri thức,nguồn lực công nghệ và văn hóa nghệthuật. Trong chủ nghĩa tư bản, hình thứckhông gian ưu thế là không gian của cáctrung tâm của cải và quyền lực, nó chiphối những không gian mà nó chế ngự đó là các không gian ngoại vi. Theo tinhthần của Lefebvre, không gian ngoại viluôn là những không gian phụ thuộc, bịchế ngự bởi không gian trung tâm.Có thể nói, đặc trưng quan trọng nhấtcủa không gian xã hội, theo Lefebvre, lànó gắn chặt với phương thức và quan hệsản xuất, làm cho nó có khả năng tái sảnxuất, có tính lặp lại, khác với tính sáng tạoduy nhất của không gian tự nhiên. Tuynhiên, mặc dù có tính lặp lại nhưng khônggian xã hội không phải là giống nhau đốivới mọi nơi t ...

Tài liệu được xem nhiều: