Văn hoá Hạ Long từ lâu đã được biết đến là một nền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ở ven biển và hải đảo Quảng Ninh cách ngày nay trên dưới 4.000 năm. Cuối tháng 11 vừa qua, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin đã tiến hành khảo sát, khai quật hang Đông Trong (Vân Đồn) và đã phát hiện được rất nhiều thông tin giá trị, hứa hẹn làm sáng tỏ hơn về nền văn hoá nổi tiếng này. Một lần nữa, kết quả ấy như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vịnh Hạ Long - Cái nôi văn hoá Vịnh Hạ Long - Cái nôi văn hoá Văn hoá Hạ Long từ lâu đã được biết đến là một nền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ở ven biển và hải đảo Quảng Ninh cách ngày nay trên dưới 4.000 năm. Cuối tháng 11 vừa qua, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin đã tiếnhành khảo sát, khai quật hang Đông Trong (Vân Đồn) và đã phát hiện được rấtnhiều thông tin giá trị, hứa hẹn làm sáng tỏ hơn về nền văn hoá nổi tiếng này. Mộtlần nữa, kết quả ấy như nhận xét của không ít nhà khảo cổ - đã chứng minh rằngVịnh Hạ Long một thời đã từng là một cái nôi văn hoá của nhân loại...Đông Trong là tên gọi của một đảo đá vôi cao chừng 80m, nằm cách cầu cảng thịtrấn Cái Rồng (Vân Đồn) khoảng trên 100m. Phía nam của đảo có một hang kháto, cửa hang cao trên 10m, rộng xấp xỉ 10m. Kể từ khi Công ty Vân Tiến đầu tư cơsở hạ tầng nhằm biến đảo thành một điểm du lịch, thì người dân nơi đây quen gọilà động Đông Trong. Tiến sĩ Trình Năng Chung, Trưởng Phòng nghiên cứu khoahọc của Viện Khảo cổ - người đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Văn hoáHạ Long - tươi cười đón tôi ở cửa hang. Phía trong cửa hang khá rộng, trần hangcao dễ đến hơn 20m. Đi sâu về bên phải hang khoảng 60m, qua ánh đèn điện soilối, chúng tôi dừng lại bên một hố đất rộng, mỗi bề 3m. Tiến sĩ Chung chỉ vàonhững di vật nằm nổi hẳn hay nửa nổi nửa chìm trên mặt hố, bảo: Chính tại hốnày, chúng tôi đã phát hiện khá nhiều mảnh nồi, vò bằng gốm. Có thể khẳng địnhrằng đây là một di tích Văn hoá Hạ Long điển hình, niên đại khoảng 4.000-3.500năm cách ngày nay. Ngoài những mảnh nồi, vò gốm còn tìm thấy cả những đốtsống, xương sườn của người và xương thú. Tuy nhiên, vị trí này vừa nằm sâutrong hang nên đây chỉ có thể là nơi tâm linh người Hạ Long cổ; Bằng chứng làcác công cụ đá như hòn kê, bàn mài chúng tôi chỉ tìm thấy ở phía ngoài cửa hang,còn phía trong này chỉ có đồ gốm và xương. Có thể là sau khi có người chết, họ đãđược táng vào đây. Theo sự hướng dẫn của tiến sĩ Chung, tôi tò mò cầm lên xemnhững mảnh gốm. Do sự tác động của các-bon-nát can- xi (CaCO3) từ trần hangrơi xuống, các mảnh gốm, mảnh xương kia đã bị bọc cứng lại có lẽ vì thế màchúng tồn tại đến hôm nay. Tiến sĩ Chung bảo: - Dù vậy, nếu như không phát hiệnra cái hang thứ hai thì chúng tôi sẽ rất thiếu căn cứ để nhận xét như thế!Cái hang thứ hai mà tiến sĩ Chung nói nằm cách hang kể trên khoảng hơn 100m.Đáng chú ý là miệng hang rộng khoảng 2m và nằm cách mặt nước tới trên 5m. Đểlên được hang, thuyền của chúng tôi phải cặp vào sát vách đá rồi từng người bámvào dây thừng, leo lên. Đây là một cái hang nông, khô thoáng và rộng khoảng15m2. Phía trong hang lúc này đang có 5 nhân công đang làm vi ệc dưới sự chỉ huycủa 2 nhà khảo cổ trẻ. Tôi làm quen với một anh là nhân công đang ngồi bên mộtchiếc sàng có lưới sắt, chăm chú nhặt từng mảnh gốm nhỏ. Anh bật mí: Hôm pháthiện ra di tích này, tiến sĩ Chung mừng quá đã mở ví khao luôn mấy anh em 200ngàn đồng. Rồi anh ấy lại còn treo thưởng hễ ai thấy rìu đá sẽ thưởng 100 ngànđồng 1 cái. Đến lúc này, chúng tôi đã phát hiện ra 4 chiếc rồi.Khác với hang thứ nhất, tại hang này các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều mảnhnồi, vò gốm trang trí bằng những hoa văn hình sóng nước, đập thừng, hoa văn đắpnổi thành gồ nhỏ... Lẫn trong xương gốm màu đỏ có những hạt li ti màu trắng,theo giải thích thì đó là do người cổ Hạ Long khi chế tác đồ gốm đã dùng vỏnhuyễn thể đập nát, trộn với đất sét nên khi nung, các phần vỏ nhuyễn thể này bịđốt cháy trở thành những hạt li ti màu trắng. Anh Sơn - cán bộ khảo cổ trẻ tuổinhất trong nhóm đưa cho tôi xem 4 chiếc rìu đá tìm được. Bốn chiếc rìu đá đượctìm thấy trông thật xinh xắn, được làm bằng đá ngọc ne-phơ-rít, toàn thân màinhẵn, trên lưỡi còn lưu lại một số vết vỡ. Ngoài gốm, ở hang này cũng đã pháthiện được các mảnh xương của người như: răng, mảnh xương sọ, xương hàm vàcòn có cả những đốt xương chưa rõ xương người hay xương thú bị đốt cháy gắnchặt trong lớp trầm tích đá vôi và vỏ ốc. Theo tiến sĩ Chung thì đây là một khu mộtáng của người cổ Hạ Long, nhưng táng theo hình thức nào thì còn phải tiếp tụcnghiên cứu. Sau di tích Soi Nhụ (cách Đông Trong khoảng trên 1 km) và di tíchHòn Hai - Cô Tiên (TP Hạ Long), thì đây là di tích Văn hoá Hạ Long thứ ba pháthiện được di cốt của người cổ Hạ Long. Đặc biệt, bên cạnh các di cốt của ngườicổ, lần đầu tiên tại hang này các nhà khảo cổ đã phát hiện tới hơn 100 hạt chuỗilàm từ vỏ ốc, màu trắng, được mài tròn giống như chiếc cúc áo, đường kính từ 5-15mm, ở giữa có khoan lỗ để xỏ dây. Phát hiện này đã mở ra cái nhìn rõ hơn vềcuộc sống của người cổ Hạ Long. Họ lấy khai thác biển làm nguồn sống chính, vàhọ cũng lấy nguyên liệu từ biển và vỏ nhuyễn ...