Thông tin tài liệu:
Không nên mặc quần lót chật! Chữa hết bệnh để tinh trùng hồi phục lại, người bệnh có con tự nhiên vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đầu tiên chúng ta đề cập đến những trường hợp bệnh nhân bị thiểu nhược tinh. Điều trị cho những người bệnh này có thể bằng thuốc tây hay đông y. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn là một trong các thứ thuốc trên hay một loại thuốc nào khác có hiệu quả thật sự. Do vậy, có lẽ đơn giản nhất, ít tốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vô sinh & hiếm muộn (Kỳ 2)
Vô sinh & hiếm muộn
(Kỳ 2)
Không nên mặc quần lót chật!
Chữa hết bệnh để tinh trùng hồi phục lại, người bệnh có con tự nhiên vẫn là
ưu tiên hàng đầu. Đầu tiên chúng ta đề cập đến những trường hợp bệnh nhân bị
thiểu nhược tinh. Điều trị cho những người bệnh này có thể bằng thuốc tây hay
đông y. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn là một
trong các thứ thuốc trên hay một loại thuốc nào khác có hiệu quả thật sự. Do vậy,
có lẽ đơn giản nhất, ít tốn kém hơn và có thể hiệu quả là loại bỏ những chất gây
hại cho tinh trùng như thuốc lá, tránh xa các thuốc diệt côn trùng và tránh mặc
quần lót chật.
Ngoài thuốc ra, những người có tinh trùng yếu mà bị chứng giãn tĩnh mạch
tinh, thì phẫu thuật cột những tĩnh mạch giãn này có thể giúp tinh trùng khỏe lại.
Phẫu thuật này do các bác sĩ nam khoa thực hiện. Khoảng 66% bệnh nhân sau khi
mổ thì tinh trùng cải thiện tốt và họ có con tự nhiên được.
Nếu các biện pháp trên vẫn không hiệu quả, bệnh nhân vẫn có thể có con
bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thủ thuật đơn giản đầu tiên là lọc rửa tinh dịch,
chọn những tinh trùng khỏe mạnh, đem bơm vào buồng tử cung người vợ ngày
trứng rụng (kỹ thuật IUI - Intra Uterine Insemination). Tỷ lệ thành công của kỹ
thuật bơm tinh trùng là khoảng 12 - 15%, tức là cứ 100 lần bơm thì có 12 - 15 lần
có thai. Nếu tinh trùng quá yếu hay bơm tinh trùng vẫn thất bại, bệnh nhân sẽ
được chuyển sang làm “thụ tinh trong ống nghiệm” (IVF - InVitro Fertilization).
Khi đó, trứng được trộn với vài trăm con tinh trùng trong một cái dĩa thủy tinh.
Khoảng 2 - 3 ngày sau nếu có trứng nào thụ tinh được để thành phôi thì phôi đó
được mang cấy vào buồng tử cung người vợ. Gần đây, trong kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm, người ta không để tinh trùng và trứng tự “tìm hiểu” với nhau
trong dĩa thủy tinh nữa mà dùng kim cực nhỏ, tiêm thẳng tinh trùng vào trứng,
buộc trứng phải thụ tinh (kỹ thuật ICSI, viết tắt từ chữ Intra Cytoplasmic Sperm
Injection). Với kỹ thuật này tinh trùng không còn phải mất công bơi đến gặp trứng
và chui vào trong trứng nữa, mà các chuyên viên với những thiết bị cực kỳ nhỏ, sẽ
chọn lấy một con tinh trùng khỏe mạnh, đem tiêm thẳng nó vào trong trứng. Thành
công của kỹ thuật ICSI có thể tới 30% trường hợp.
Nếu tinh dịch không có tinh trùng thì làm sao điều trị?
Bệnh nhân bị vô tinh, tức là trong tinh dịch không có tinh trùng thì có thể
do tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng hoặc tinh hoàn vẫn sản xuất ra tinh trùng
nhưng đoạn đường tinh trùng đi qua bị tắc. Nếu tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng
thì bệnh nhân vẫn có nhiều khả năng có con được bằng phẫu thuật nối thông lại
đường dẫn tinh, tức là nối 2 đầu ống dẫn tinh lại với nhau hay nối ống dẫn tinh vào
mào tinh. Những người đã triệt sản rồi, sau này lại muốn có con thì phẫu thuật nối
lại hai đầu ống dẫn tinh có thể thành công tới trên 90% trường hợp, điểm cần lưu ý
là thời gian cột ống dẫn tinh càng lâu thì khả năng nối thành công càng kém. Phẫu
thuật nối ống dẫn tinh với thân mào tinh cho tỷ lệ thành công vào khoảng 70 -
90%, còn phẫu thuật nối ống dẫn tinh với đầu mào tinh cho tỷ lệ thành công thấp
hơn.
Trong trường hợp ống dẫn tinh bị tắc sâu tại chỗ đổ vào niệu đạo thì phẫu
thuật cắt đốt nội soi ụ núi có thể giúp ống dẫn tinh thông thương lại, bệnh nhân có
tinh trùng trở lại trong 60% trường hợp.
Nếu phẫu thuật nối thất bại, hay nếu ống dẫn tinh tắc nhiều chỗ, không thể
nối được thì bệnh nhân vẫn có thể có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm ICSI.
Những người không có ống dẫn tinh bẩm sinh cũng không thể thực hiện phẫu
thuật nối được thì cần kỹ thuật ICSI để có con. Điểm đặc biệt của kỹ thuật ICSI
trên những người này là tinh trùng không có trong tinh dịch nên cần được hút ra từ
trong mào tinh hay trong tinh hoàn bằng các kỹ thuật có tên gọi là MESA, PESA,
TESE hay TESA.
Nếu tinh hoàn không tạo ra tinh trùng nữa thì y học vẫn có khả năng chữa
được, trừ khi mô tinh hoàn chỉ toàn là các tế bào xơ teo thì y học mới bó tay. Các
trường hợp tuy qua sinh thiết tinh hoàn ghi nhận mô tinh hoàn không sinh tinh
nữa, nhưng nếu tinh hoàn còn quá trình sinh tinh nửa chừng hay thậm chí trong
hội chứng tế bào Sertoli đơn thuần, vi phẫu thuật có thể giúp tìm một vài tinh
trùng còn sót trong mô tinh hoàn. Các tinh trùng này được trữ lạnh và có thể dùng
để thụ tinh trong ống nghiệm. Trong trường hợp mô tinh hoàn không sinh tinh do
hậu quả của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng và kéo dài thì phẫu thuật cột tĩnh
mạch tinh giãn có thể giúp tinh hoàn hồi phục lại, thậm chí bệnh nhân có thể có
con tự nhiên mà không cần sinh sản hỗ trợ. Tại Bệnh viện Bình Dân, có những
trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch, sinh thiết tinh hoàn cũng không có
tinh trùng mà mô tinh hoàn chỉ sinh tinh nửa chừng, sau mổ 1 - 2 năm bệnh nhân
có t ...