Xung quanh xuất xứ chiếc vỏ sò đặc biệt này, điêu khắc gia Bùi Quang Đông không giấu nổi xúc động khi nhớ lại những giây phút đầu tiên được chạm tay vào báu vật của biển. Đó là năm 2009, khi ông có mặt ở TP. Đà Lạt để tham dự một cuộc triển lãm cổ vật quy mô lớn. Ngay khi nghe giới thiệu về chiếc vỏ sò hóa thạch 1.000 năm được trục vớt từ Trường Sa cập bến đất liền, ông đã nảy sinh lòng yêu mến. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vỏ sò nghìn năm ở Trường Sa thành 'siêu phẩm' Tùng Hạc
Vỏ sò nghìn năm ở Trường Sa
thành 'siêu phẩm' Tùng Hạc
Xuất hiện gần đây trong một cuộc triển lãm cổ vật, tác
phẩm điêu khắc Tùng Hạc được chế tác trên vỏ sò hóa
thạch 1.000 năm từ Trường Sa đã gây sự chú ý đặc biệt
trong dư luận.
Trầm tích của nghìn năm
Nếu chưa được mắt thấy tai nghe, người ta sẽ khó có thể tin
được trên đời này lại có một chiếc vỏ sò lớn và đẹp như vậy.
Nhìn kích cỡ có thể hình dung đó phải là một con sò khổng lồ
với độ dài trên 1m, dày khoảng 50 - 60cm. Ông Bùi Quang
Đông (điêu khắc gia, giám đốc công ty điêu khắc đá quý
Quang Đông, chủ nhân của tác phẩm) cho biết, lúc mới mua
về, khi còn được bao bọc trong các lớp trầm tích của đại
dương, khối lượng của chiếc vỏ sò nặng tới 2.000 kg. Sau
khi phá bỏ các lớp trầm tích bao bọc xung quanh và hoàn
thành công việc tạo tác, khối lượng của tác phẩm hiện còn
khoảng 100kg. Theo ý kiến của một số chuyên gia, để đạt
được kích thước khổng lồ như vậy, con sò có thể đã phải
sống đến 1.000 năm tuổi dưới đáy biển.
Nhà điêu khắc cổ vật Bùi Quang Đồng cùng tác phẩm.
Xung quanh xuất xứ chiếc vỏ sò đặc biệt này, điêu khắc gia
Bùi Quang Đông không giấu nổi xúc động khi nhớ lại những
giây phút đầu tiên được chạm tay vào báu vật của biển. Đó là
năm 2009, khi ông có mặt ở TP. Đà Lạt để tham dự một cuộc
triển lãm cổ vật quy mô lớn. Ngay khi nghe giới thiệu về
chiếc vỏ sò hóa thạch 1.000 năm được trục vớt từ Trường Sa
cập bến đất liền, ông đã nảy sinh lòng yêu mến. Và khi được
chạm tay vào lớp trầm tích lắng đọng bao vết tích của thời
gian, trong đầu ông đã mường tượng ra vẻ đẹp tuyệt mỹ bên
trong của nó và thầm ao ước sẽ được trở về cùng báu vật
này. Tất nhiên, ông chỉ là một trong vô số những nhân vật có
tiếng tăm trong giới buôn bán, sưu tầm cổ vật có mặt tại buổi
triển lãm muốn có được chiếc vỏ sò hóa thạch hiếm hoi này.
Giá trị của chiếc vỏ sò được đẩy lên mỗi lúc một cao khi số
người đến trả giá ngày càng đông và mức giá đưa ra ngày một
lớn. Mặc dù rất muốn có được chiếc vỏ sò quý hiếm, một kỷ
vật vô giá được mang đến từ Trường Sa nhưng do điều kiện
kinh tế, điêu khắc gia Bùi Quang Đông không thể đưa ra mức
giá cao hơn 50 triệu đồng. Trong khi đó, hai trùm thương gia
đến từ Trung Quốc và Đài Loan sẵn sàng trả gấp 10 số tiền
đó để có được chiếc vỏ sò hóa thạch quý giá kia.
Ngoài ra, họ còn tận dụng tất cả những mối quan hệ thân
thiết trong giới làm ăn để thuyết phục chủ nhân của chiếc vỏ
sò đồng ý bán. Lo lắng khi một báu vật biển của Việt Nam,
nhất là khi báu vật ấy lại được đưa về từ Trường Sa, vùng
đảo thiêng liêng của tổ quốc có thể bị người nước ngoài mua
mất, ông Đông đã trực tiếp gặp chủ nhân của nó để bày tỏ
những suy nghĩ của mình. Không ngờ, vị chủ nhân của chiếc
vỏ sò cũng có những suy nghĩ giống y như vậy. Cảm kích
trước tấm lòng đáng quý của ông Đông, vị chủ nhân kia đã
không ngần ngại trao lại chiếc vỏ sò khổng lồ quý giá cho
nhà điêu khắc với giá 50 triệu đồng. Thế mới biết, người dân
Việt Nam yêu quý Trường Sa biết nhường nào và trong
trường hợp này, tiền bạc không còn sức mạnh mua, bán nữa.
Tuyệt phẩm tại triển lãm cổ vật.
Tuyệt phẩm Tùng Hạc và khát vọng trường tồn
Điêu khắc gia Bùi Quang Đông còn nhớ, khi mang mảnh vỏ
sò vẫn còn nguyên lớp trầm tích bên ngoài trở về, những
người xung quanh ai cũng bảo ông bị hâm khi vào tận Đà Lạt
để mang về một cục đá xù xì, xấu xí. Nhưng sau quá trình
làm sạch, loại bỏ lớp vỏ bọc bên ngoài, lớp hóa thạch bên
trong dần lộ ra lấp lánh như ngọc. Trước vẻ đẹp tuyệt mỹ từ
thiên nhiên ấy, dường như không ai có thể cầm lòng được.
Khó có thể diễn tả được cảm xúc của nhà điêu khắc Quang
Đông cùng đồng nghiệp khi bắt tay vào việc tạo tác trên vỏ
ngọc quý. Bởi họ chưa từng thực hiện một tác phẩm điêu
khắc trên một vật báu mà ai cũng cảm thấy nó rất đỗi thiêng
liêng đối với mình. Chiếc vỏ sò không chỉ là một tặng phẩm
tuyệt mỹ của thiên nhiên mà còn mang dấu ấn chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc.
Xuất phát từ giá trị vật chất lẫn tinh thần của vỏ sò hóa
thạch được mang về từ Trường Sa, ông Bùi Quang Đông
quyết định sẽ thực hiện tác phẩm điêu khắc với tên gọi
Tùng Hạc thể hiện khát vọng trường tồn dân tộc. Ông cho
biết Tùng là loài cây mọc trên những đỉnh núi cao chót vót,
quanh năm khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Cây thường mọc trên
những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, quanh năm
phải đương đầu với bão tố, mưa giông nhưng vẫn hùng dũng
vươn thẳng lên trời xanh. Bởi vậy người xưa xem Tùng là
đại diện cho trăm cây, là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, sự
trường tồn và khí tiết của người quân tử. Ngoài ra, người xưa
còn coi Tùng như một cây thiêng có khả năng trừ tà, đuổi ma,
mang lại sự yên lành cho cuộc sống của con người. Còn hạc
trong truyền thuyết là một loài chim tiên vừa tượng trưng cho
sự trường thọ vừa thể hiện khí tiết thanh cao, không chịu cúi
mình trước khó khăn, thử thách. Từ đó ông Đông cùng đồng
nghiệp đã thực hiện tuyệt phẩm Tùng Hạc trên sò ngọc,
vừa thể hiện khát vọng về sự ...