Theo nhiều thuyết lưu truyền trong dân gian và giới võ thuật Bát quái chưởng (bính âm: Bāguàzhǎng, romaji: Hakkeshou) hay Bát quái quyền là một trong ba phái thuộc Nội gia Nam phái. Hai phái còn lại là Thái cực Quyền và Hình ý quyền[1]. Chúng đều có nguồn gốc từ Võ Đang phái. Bát quái chưởng còn được gọi bởi những tên như: Du thân bát quái chưởng; Long hình bát quái chưởng; Bát quái liên hoàn chưởng hay Bát phó du thân chưởng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Võ thuật Bát quái chưởng Bát quái chưởngTheo nhiều thuyết lưu truyền trong dân gian và giới võ thuật Bát quái chưởng(bính âm: Bāguàzhǎng, romaji: Hakkeshou) hay Bát quái quyền là một trong baphái thuộc Nội gia Nam phái. Hai phái còn lại là Thái cực Quyền và Hình ýquyền[1]. Chúng đều có nguồn gốc từ Võ Đang phái.Bát quái chưởng còn được gọi bởi những tên như: Du thân bát quái chưởng;Long hình bát quái chưởng; Bát quái liên hoàn chưởng hay Bát phó du thânchưởng.Một động tác của Bát quái chưởngMục lục[ẩn] 1 Nguồn gốc 2 Hệ thống biểu trưng về quyền lý 3 Đặc trưng kỹ pháp 3.1 Yếu lý quyền pháp o 3.2 Quyền lộ o 4 Xem thêm 5 Chú thích 6 Sách tham khảo chính 7 Liên kết ngoài [sửa] Nguồn gốcTrong tác phẩm Bát Quái chưởng của Tùng Điền Long Trí, bản dịch của Hồ TiếnHuân, Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao xuất bản năm 2005, thì Bát Quái chưởngđược lưu truyền khắp vùng Sơn Đông và Hà Nam thuộc lưu vực sông Hoàng Hàmiền Bắc Trung Quốc. Do vậy thuyết cho rằng Bát Quái ch ưởng thuộc trong bamôn Thái Cực quyền, Hình Ý quyền, Bát Quái chưởng của dòng võ phái Nội Giaquyền Nam phái là do người đời sau thêm bớt và sai sự thật về nguồn gốc phát tíchcủa nó.Tuy nhiên, Võ Đang Phái của đạo sĩ Trương Tam Phong tương truyền rằng cũngcó Bát Quái chưởng do ông sáng tạo. Đây lại là một trường hợp khác nữa khôngthể gộp vào khái niệm danh từ Nội Gia quyền.Về danh từ Nội Gia quyền, trong giới quyền thuật đã dấy lên phẫn nộ khi có thuyếtcho rằng các môn võ thuộc Thiếu Lâm là Bắc phái Ngoại Gia Quyền, còn các mônThái Cực Quyền, Hình Ý Quyền, Bát Quái chưởng là thuộc hệ thống Nam pháiNội Gia Quyền. [2] Thế nào là Nội Gia Quyền? Có thuyết giải thích rằng Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền chẳng hạn gọi là nội gia vì chủ luyện bên trong về nội khí và tâm ý nên không lộ hình ra ngoài. Cách giải thích đã bị bác bỏ vì có phản biện rằng vậy 13 quyền lộ và các giá thức của Thái Cực Quyền là gì vậy sao cứ lồ lộ ra ngoài cho người ta thấy. Thế nào là Ngoại Gia Quyền? Cũng trong thuyết trên giải thích rằng vì đó là các bộ môn chủ về cương kình ngoại dương cường tráng vẻ ngoài thân thể và các bộ hình (di chuyển). Cách giải thích này cũng bị bác luôn khi có phản biện rằng nếu nói vậy Thiếu Lâm chỉ là ngoại công hay ngạnh công mà không có nội công (công phu vận nội khí b ên trong).Danh từ Bát quái được rút ra từ Kinh Dịch, tạm hiểu là sự biến động truyền điệutrong tám phương hướng. Vì vậy kỹ thuật chính yếu của Bát quái chưởng chuyêndùng bộ pháp và chưởng pháp làm trung tâm vận chuyển, biến hóa không ngừngtrong vị thế bốn phương tám hướng.Nguồn gốc Bát quái chưởng vẫn chưa được xác định.Sách Lam Triều Ngoại sử có ghi: Vào năm 1798, triều Thanh vua Gia Khánhnăm thứ hai, ở huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, miền Hoa Bắc, Vương Tường Giáocó theo học quyền pháp của Phùng Khắc Thiện và được vị sư phụ này truyền dạytận tâm.Đến mùa xuân Canh Ngọ (năm Gia Khánh thứ 15), Ngưu Lương Thần theo họcquyền pháp này với Phùng Khắc Thiện và nhận thấy quyền pháp có tám phươngbộ nên gọi là Bát Quái. Ngưu Lương Thần hỏi : Bộ pháp của ông tương tự Bát Quái. Khắc Thiện đáp : Sao ông biết? Ngưu Lương Thần : Trước đây tôi có tập quẻ khảm Khắc Thiện : Tôi học quẻ ly. Ngưu Lương Thần : Ông biết quẻ ly, tôi biết quẻ khảm, hai người đổi cùng với nhau, thế thì sẽ ra sao ?Hai môn Bát Quái Chưởng này thật không biết có điểm khác biệt hay giống nhaukhông, nhưng trong thời gian Phùng Khắc Thiện học Bát Quái Chưởng của VươngTường là năm mà Đổng Hải Xuyên ra đời.Từ đó, môn Bát quái chưởng được lưu truyền cho đến nay đã hơn trăm năm. Đếnđời vua Thanh Quang Tự thứ sáu (1881), môn Bát Quái chưởng phát triển cựcthịnh khắp Trung Hoa, nhất là ở Bắc Kinh và các vùng phía Bắc Trung Hoa thuộclưu vực sông Hoàng Hà.Sách Bát Quái Chưởng của Tùng Điền Long Trí có cách giải thích rằng, ... TrongDịch Kinh có thuyết Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi (phân âmdương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái lại biến hóara 64 hào quẻ, theo thuyết này, Bát Quái Chưởng cũng có thuyết Tám chưởngbiến hóa thành tám nhân tám bằng sáu mươi bốn chưởng...Có nhiều vị tiền bối và nhiều lưu phái khác biệt nhau về Bát quái chưởng.Đổng Hải Xuyên (董海川 - Dong Haichuan ) (1798 – 1879), người sống vào thờivua Càn Long nhà Thanh tại Chu Gia Vụ, huyện Văn An, tỉnh Hà Bắc trong mộtlần đi Giang Nam đã lạc đường tại núi Tuyết Hoa và đã học được môn Bát QuáiChưởng và Hà Đồ, Lạc Thư từ một đạo sĩ ở miền núi.Đổng Hải Xuyên rất giỏi và nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, được xem như một chưởngmôn về Bát quái chưởng, có nhiều học trò nổi tiếng như Sử Lập Khanh, LưuPhụng Xuân, Lương Chấn Tấn, Trương Triệu Đông, Tống Trường Vinh, Mã Quý,Vi Phước, Trịnh Đình Hoa, Tống Vĩnh Tường, Mã Duy Kỳ, Ngụy Cát, Lý VănBảo, Doãn Phúc, Lý Tồn Nghĩa, ... .Tương truyền rằng Đổng Hải Xuyên sau khi học Bát Quái Chưởng với vị đạo sĩkia xong đã đi đến Bắc Kinh làm hoạn quan trong phủ của Tiêu Thân Vương, mộtvị hoàng thân quốc thích trong triều rất ham mê xem các trò lưu diễn võ thuậttrong dân gian. Trong một lần mừng thọ Tiêu Thân Vương, do không chen nổi vớiđám đông trong phủ để dâng trà mừng thọ Thân Vương, Đổng Hải Xuyên đã lùilại phóng qua đầu đám đông để dâng trà cho vị Thân Vương kia. Sự kiện này đãlàm cả phủ và Tiêu Thân Vương bái phục và vui mừng, nhưng ông đã bị viên Hộvệ trong phủ thách đấu và chiến thắng thần tốc. Tiêu Thân Vương thấy thế bènphong cho ông làm Tổng Hộ vệ phủ Thân Vương và đảm nhiệm thêm chức giáođầu dạy võ trong phủ. Từ đó danh tiếng của Bá t Quái Chưởng đã lưu truyền khắpra ngoài khu vực Bắc Kinh.Về sau, Đổng Hải Xuyên kết bạn với danh thủ Quách Vân Thâm của môn Hình ÝQuyền, sau trận t ...