Chỉ cần Búp nói: “Tại sao còn phải làm” là ba mẹ Búp lại nhanh nhảu: “Con là công chúa nên con không cần làm”. Tại sao? Tại sao? Cả tổ dân phổ đều phải công nhận bé Búp rất xinh, đáng yêu, hát hay, đàn giỏi. Chẳng gì thì mẹ Búp cũng là Trưởng phòng của một công ty Truyền thông lớn, ba Búp lại là Đại diện làm việc cho nước ngoài, một mình Búp có tới hai người giúp việc chuyên chăm lo bữa ăn, giấc ngủ và đưa đón cô bé đến trường. Búp toàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vô tình dạy con “chảnhVô tình dạy con “chảnh Chỉ cần Búp nói: “Tại sao còn phải làm” là ba mẹ Búp lại nhanh nhảu:“Con là công chúa nên con không cần làm”. Tại sao? Tại sao? Cả tổ dân phổ đều phải công nhận bé Búp rất xinh, đáng yêu, hát hay,đàn giỏi. Chẳng gì thì mẹ Búp cũng là Trưởng phòng của một công tyTruyền thông lớn, ba Búp lại là Đại diện làm việc cho nước ngoài, một mìnhBúp có tới hai người giúp việc chuyên chăm lo bữa ăn, giấc ngủ và đưa đóncô bé đến trường. Búp toàn diện quần áo đẹp, toàn chơi đồ chơi xịn cỡ tiền triệu mà bọntrẻ con cùng khu có nằm mơ cũng không dám. Chỉ cần đồ chơi hỏng hay xấuxí một chút, hoặc chán chơi là ngay lập tức Búp được bố mẹ “thay” đồ chơimới hiện đại và đẹp đẽ hơn nhiều lần. Thế nhưng, Búp chẳng cho ai cái gìbao giờ dù là đồ chơi hỏng. Câu cửa miệng của Búp bao giờ cũng là: “Tạisao con phải cho?” Ở nhà, Búp là công chúa, muốn gì được nấy, không cần nghe lời ai,thích làm gì thì làm, thích ăn gì là ăn. Hai người giúp việc chỉ được “vâng,dạ” chứ không được đánh mắng Búp. Ở nhà đã vậy, ở lớp Búp cũng tỏ ramình là số 1. Búp chỉ chơi với những bạn xinh, mặc đẹp, và coi thường cácbạn mặc quần áo xấu, bố mẹ đưa đến trường bằng xe đạp. Trong mắt Búp,cô bé là công chúa nên không cần phải cùng chơi với mọi người, khi nàomuốn cô bé sẽ chơi, còn không thì thôi. Cô giáo có nhắc nhở thì Búp luônvênh mặt: “Tại sao con phải chơi với bạn đó?” “Công chúa như con, không cần chơi với những đứa trẻ đó” Trong mắt hàng xóm làng giềng, ba mẹ Búp là người hòa đồng, cởimở và cũng tốt bụng. Vậy mà chả hiểu sao có đứa con gái lại “chảnh” đếnvậy. Nó cứ tỏ ra hơn hẳn mọi người “một cấp”, chả quan tâm đến ai, chả hỏihan hay cho ai cái gì bao giờ. Ai cũng nghĩ, con bé thật bướng, chắc tại bốmẹ nó hiền và chiều quá. Nhưng mấy ai biết rằng, bố mẹ Búp mới chính là nguyên do sâu xakhiến Búp có tính “tiểu thư” như vậy. Phải mấy năm chữa trị mới có cô congái xinh đẹp, thông minh, đàn hay, hát giỏi, đương nhiên ba mẹ coi Búp nhưmột cô công chúa. Lại thêm nhà có điều kiện, đương nhiên Búp được chiềuvà được tự ý làm theo ý mình từ khi còn nhỏ. Ba mẹ luôn muốn Búp phải “hơn phân” những đứa trẻ khác, và muốntrong mắt mọi người Búp là đứa trẻ đầy “triển vọng”, có tương lai tươisáng… Xuất phát từ suy nghĩ đó mà ba mẹ không bao giờ “gò ép” Búp theokhuôn khổ, cô bé được “tự do phát triển”. Chỉ cần Búp nói: “Tại sao cònphải làm” là ba mẹ Búp lại nhanh nhảu: “Con là công chúa nên con khôngcần làm”. Ngay cả khi Búp thắc mắc: “Tại sao các bạn mặc xấu thế” hay“Con có nên chơi với các bạn không” thì ba mẹ Búp lại sợ con bị “nhạtnhòa” trong đám bạn “kém phân”. Vậy là câu trả lời luôn là: “Búp là connhà giàu nên quần áo đẹp hơn các bạn”, “Búp xinh đẹp thế này, giỏi giangthế này thì cần gì chơi với các bạn ấy”… Vậy là, ba mẹ cứ “tiêm nhiễm” cái tư tưởng “cành cao’ đó vào đầu ócBúp, và cô bé dần trở thành “thứ” búp bê khó gần trong mắt mọi người ở tổdân phố. Lời khuyên cho cha mẹ Đừng vô tình biến con thành “sao”, nhất lại là một “sao chảnh” cho dùcon được sinh ra và nuôi nấng trong những điều kiện rất tốt. Con cái chịuảnh hưởng nhiều từ cha mẹ, chính những suy nghĩ, thái độ, quan điểm củacha mẹ tạo nên tính cách, cách suy nghĩ của con. Nếu không để ý, vô tìnhcha mẹ đã khiến con phát triển xa rời cộng đồng, tập thể và tương lai sẽ trởnên lạc lõng giữa bạn bè. Nếu chỉ vì muốn con “nổi trội” hơn hẳn, cha mẹ nên dạy con biết yêuthương, chia sẻ với những người “không được như mình”. Hình ảnh một côbé con nhà khá giả nhưng biết yêu thương, hòa đồng, và chan hòa với mọingười sẽ được yêu quý hơn một cô bé “chảnh” ngay từ khi còn bé. ...