Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2018
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 535.62 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích nguồn vốn FDI trong nhóm ngành công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010-2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2018 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0033 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 108-116 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2018 Nghiêm Văn Long Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Trong những năm qua, Thái Nguyên là tỉnh có sức thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Giai đoạn 2010-2018 được gọi là “giai đoạn vàng” của thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Tính đến hết năm 2018, tổng vốn đăng kí FDI đạt 7.618,54 triệu USD, riêng nhóm ngành công nghiệp chiếm 99,55%, đứng thứ 1/14 tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước. FDI trong lĩnh vực công nghiệp đã có tác động tích cực đến quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP, cải thiện nhanh GRDP/người; tăng nhanh giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Bài báo tập trung phân tích nguồn vốn FDI trong nhóm ngành công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010-2018. Từ khóa: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), công nghiệp, kinh tế-xã hội, Thái Nguyên. 1. Mở đầu Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đối với nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong bối cảnh hội nhập, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển. Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho sự phát triển kinh tế xã hội, đáng chú ý có một số bài báo trên các tạp chí chuyên ngành như: Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay của tác giả Đinh Trọng Thắng, Trần Tiến Dũng [1]; Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thái Hưng [2]; Quản lí môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của tác giả Đinh Đức Trường [3]. Những bài báo này tập trung phân tích chính sách thu hút đầu tư FDI ở Việt Nam trong thời gian qua và đánh giá tác động của nó trên một số khía cạnh cụ thể đối với sự phát triển. Ở Thái Nguyên, cũng đã có đề tài nghiên cứu, bài báo viết về vấn đề này. Đáng chú ý có luận văn thạc sĩ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thị Thúy Vĩnh [4]; luận án tiến sĩ Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên của tác giả Trịnh Việt Hùng [5]; bài báo Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Tâm [6]; Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những tác động đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thu Hằng [7]. Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020. Tác giả liên hệ: Nghiêm Văn Long. Địa chỉ e-mail: Nghiemvanlong.dhsptn@gmail.com 108 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên… Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu phân tích thực trạng thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vai trò của FDI đối với các ngành kinh tế, chưa tập trung phân tích sâu trong ngành công nghiệp-một ngành kinh tế then chốt của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt trong cả giai đoạn 2010-2018 để thấy rõ được sự thay đổi rõ rệt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài dưới tác động của bối cảnh hội nhập. Nội dung bài báo này góp phần làm rõ thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài FDI vào lĩnh vực công nghiệp, bổ sung một nội dung quan trọng vào việc phân tích, đánh giá tác động của vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu * Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu được sử dụng trong bài báo được tổng hợp và xử lí từ những nguồn tài liệu thứ cấp của các cơ quan, sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh Thái Nguyên; từ các cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả trên các tạp chí chuyên ngành về những vấn đề được đề cập tới trong nội dung bài báo; thông tin thu thập từ khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu...Trên cơ sở những nguồn tài liệu đó, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí để tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu, khái quát thành những vấn đề phục vụ nội dung nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đó là phương pháp thu thập, xử lí tài liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê. Dựa trên các phương pháp này, tác giả đã thu thập những tài liệu thứ cấp có liên quan tới thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2018, sau đó xử lí, phân tích những số liệu đặc trưng nhất, để có những nhận xét, đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về thực trạng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp, vai trò của FDI trong công nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giai đoạn 2010-2018 Bảng 1. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo nguồn vốn và nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2010-2018 (theo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010-2018 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0033 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 108-116 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2018 Nghiêm Văn Long Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Trong những năm qua, Thái Nguyên là tỉnh có sức thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Giai đoạn 2010-2018 được gọi là “giai đoạn vàng” của thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Tính đến hết năm 2018, tổng vốn đăng kí FDI đạt 7.618,54 triệu USD, riêng nhóm ngành công nghiệp chiếm 99,55%, đứng thứ 1/14 tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước. FDI trong lĩnh vực công nghiệp đã có tác động tích cực đến quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP, cải thiện nhanh GRDP/người; tăng nhanh giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Bài báo tập trung phân tích nguồn vốn FDI trong nhóm ngành công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010-2018. Từ khóa: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), công nghiệp, kinh tế-xã hội, Thái Nguyên. 1. Mở đầu Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đối với nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong bối cảnh hội nhập, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển. Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho sự phát triển kinh tế xã hội, đáng chú ý có một số bài báo trên các tạp chí chuyên ngành như: Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay của tác giả Đinh Trọng Thắng, Trần Tiến Dũng [1]; Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thái Hưng [2]; Quản lí môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của tác giả Đinh Đức Trường [3]. Những bài báo này tập trung phân tích chính sách thu hút đầu tư FDI ở Việt Nam trong thời gian qua và đánh giá tác động của nó trên một số khía cạnh cụ thể đối với sự phát triển. Ở Thái Nguyên, cũng đã có đề tài nghiên cứu, bài báo viết về vấn đề này. Đáng chú ý có luận văn thạc sĩ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thị Thúy Vĩnh [4]; luận án tiến sĩ Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên của tác giả Trịnh Việt Hùng [5]; bài báo Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Tâm [6]; Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những tác động đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thu Hằng [7]. Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020. Tác giả liên hệ: Nghiêm Văn Long. Địa chỉ e-mail: Nghiemvanlong.dhsptn@gmail.com 108 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên… Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu phân tích thực trạng thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vai trò của FDI đối với các ngành kinh tế, chưa tập trung phân tích sâu trong ngành công nghiệp-một ngành kinh tế then chốt của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt trong cả giai đoạn 2010-2018 để thấy rõ được sự thay đổi rõ rệt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài dưới tác động của bối cảnh hội nhập. Nội dung bài báo này góp phần làm rõ thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài FDI vào lĩnh vực công nghiệp, bổ sung một nội dung quan trọng vào việc phân tích, đánh giá tác động của vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu * Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu được sử dụng trong bài báo được tổng hợp và xử lí từ những nguồn tài liệu thứ cấp của các cơ quan, sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh Thái Nguyên; từ các cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả trên các tạp chí chuyên ngành về những vấn đề được đề cập tới trong nội dung bài báo; thông tin thu thập từ khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu...Trên cơ sở những nguồn tài liệu đó, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí để tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu, khái quát thành những vấn đề phục vụ nội dung nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đó là phương pháp thu thập, xử lí tài liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê. Dựa trên các phương pháp này, tác giả đã thu thập những tài liệu thứ cấp có liên quan tới thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2018, sau đó xử lí, phân tích những số liệu đặc trưng nhất, để có những nhận xét, đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về thực trạng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp, vai trò của FDI trong công nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giai đoạn 2010-2018 Bảng 1. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo nguồn vốn và nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2010-2018 (theo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Cải thiện nhanh GRDP/người Giá trị sản xuất Mô hình dự báo thu hút FDIGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 193 0 0
-
5 trang 159 0 0
-
32 trang 150 0 0
-
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 140 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 114 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 112 0 0 -
11 trang 96 0 0
-
8 trang 94 0 0
-
10 trang 90 0 0