Danh mục

Vòng luân hồi của nước

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.47 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Anh không biết là tôi đang quan sát anh đâu! Anh cũng chẳng biết là tôi biết khá nhiều về anh đâu! Chẳng hạn, vào ngày đầu tiên từ căn hộ trên tầng 10 chung cư nhìn xuống, anh và ba người bạn ở chung trông thấy nước trong con kênh nhỏ chảy quanh khu vực ở phía dưới có màu đen thẫm, các anh đã nói với nhau thì ra ở cái đất nước có tiếng là xanh và sạch này cũng có ít nhất một con kênh “nước đen” như ở nước mình! ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vòng luân hồi của nước Vòng luân hồi của nước Anh không biết là tôi đang quan sát anh đâu! Anh cũng chẳng biết là tôi biếtkhá nhiều về anh đâu!Chẳng hạn, vào ngày đầu tiên từ căn hộ trên tầng 10 chung cư nhìn xuống, anh vàba người bạn ở chung trông thấy nước trong con kênh nhỏ chảy quanh khu vực ởphía dưới có màu đen thẫm, các anh đã nói với nhau thì ra ở cái đất nước có tiếnglà xanh và sạch này cũng có ít nhất một con kênh “nước đen” như ở nước mình!Nhưng những ngày sau đó, khi mỗi ngày hai lượt đi về dọc theo con kênh để đếntrạm tàu điện ngầm và về nhà, các anh đã biết mình nghĩ sai. Cái màu đen thẫmcủa nước tưởng bị ô nhiễm kia chỉ là màu ảo khi các anh nhìn từ trên cao, cộng vớimặt nước bị phản chiếu đủ thứ màu sắc của những tòa chung cư cao tầng, của bóngcây và cả bóng râm. Màu thực của nước trong dòng kênh đâu có khác gì màu nướccủa con sông quê anh... ***Tôi biết, thuở nhỏ của anh là vào những năm chưa có sự phát triển ồ ạt những khucông nghiệp. Nhà anh ở Cù lao Phố, nơi từng là một thương cảng sầm uất với têngọi Nông Nại Đại phố của thời khai phá cách nay ba trăm năm. Đi học ở trườngtiểu học, anh phải lội bộ qua chiếc cầu Gành, còn khi theo ba má vào thành phố,anh ngược qua cầu Rạch Cát, là hai chiếc cầu sắt người Pháp làm từ đầu thế kỷ 20.Hồi ấy anh cũng rất “thứ ba học trò” khi cùng lũ bạn lén người lớn rủ nhau leo lênthành cầu Gành rồi nhảy ùm xuống dòng sông, sau đó thi nhau bơi vào bờ. Nhiềulần khác, anh cùng bạn bè bơi qua nhánh Sa Hà dưới chân cầu Rạch Cát, đến giữadòng thì dừng lại, ngậm vào miệng mấy ngụm nước trong mát mà “giải khát”. Ấytại vì các anh nghe người lớn nói: uống nước giữa dòng sông sẽ có sức khỏe dồidào.Hơn ba mươi năm qua, dòng sông đã khác. Khác nhiều lắm. Vì những đổi thay trênbờ.Hàng loạt nhà máy sản xuất mọc lên trong các khu công nghiệp ven sông dọc theohạ nguồn. Lấy mốc là Cù lao Phố quê anh thì ở phía thượng nguồn, số các nhà máyđược xây dựng cũng chẳng kém cạnh là bao.Bây giờ, những đứa trẻ tuổi anh ngày xưa vẫn nghịch phá đầy nguy hiểm như anhvà lũ bạn, nghĩa là chúng cũng rủ nhau leo lên thành cầu Gành rồi nhảy xuốngsông bơi tắm, chấp nhận những trận đòn đau của người lớn khi bị phát hiện. Chỉ cóđiều chắc chắn chẳng đứa nào dám uống nước giữa dòng để có “sức khỏe dồi dào”như anh và lũ bạn ngày trước. Tuổi còn nhỏ, chúng vẫn dư biết nước sông bây giờđầy chất độc.Anh cũng đã là một người đàn ông trưởng thành, có vợ, có con, có việc làm trongmột đơn vị chuyên về môi trường của tỉnh. Không ít lần anh phải ra sông lấy mẫunước để tìm hiểu vì sao cá bè của bà con nuôi lại chết hàng loạt sau một trận mưa,vì sao nước sông đổi màu và có mùi khó chịu...Tất cả đã thay đổi đến không ngờ... ***Buổi sáng chủ nhật ấy, trên đường đi các anh chợt dừng lại ngắm dòng kênh khithấy chiếc canô nhỏ với hai nhân viên là người gốc Ấn nhập cư ngồi bên trên, sửdụng vợt để vớt những đám lá cây hai bên bờ rụng nổi trên mặt nước.Sáng nào cũng thế, lũ sáo hay đua nhau sà xuống những khoảng cỏ xanh của côngviên tìm thức ăn. Tôi quen chúng và chúng cũng chẳng xa lạ với tôi. Nhưng chắcchúng ngạc nhiên lắm khi cứ ngúc ngoắc những cái đầu nhìn các anh. Còn tôi thìlắng nghe câu chuyện của các anh.- Thật thú vị khi nước máy ở đây có thể uống trực tiếp không cần đun nấu. Ôngthầy giải thích là nguồn nước thô được nhập từ Malaysia qua rồi xử lý tiệt trùng.- Ông thầy còn nói là đảo quốc phải làm cả một hệ thống kênh như thế này để chứanước mưa bổ sung cho nguồn nước nhập kia...-... và thêm những nhà máy hiện đại xử lý nước thải sinh hoạt thành nước sạch đểưu tiên nước thô dùng vào việc ăn uống...- Này, ông quên mất rồi, ông thầy bảo là ở đây họ không gọi “nước thải sinh hoạt”mà gọi là “nước sinh hoạt đã sử dụng”...- Chỉ là một cách nói!Tôi đồng ý với anh đó chỉ là một cách nói. Chẳng sung sướng tự hào gì đâu khibuộc phải nói thế để động viên tinh thần mọi người. Tôi muốn nói lời đồng cảmcùng anh mà không thể.Gió chợt thổi mạnh, tôi không khỏi rùng mình, lao xao. Một người bạn của anhvừa nhìn theo chiếc canô đang rời xa vừa gật gù:- Chắc chắn là nhà máy của họ phải rất hiện đại và đầu tư tốn kém lắm mới biếnnước chết thành nước sống được. Đúng là cái khó ló cái khôn!Tôi không hiểu ý nghĩa câu nói cuối của bạn anh. Chắc đó là một kết luận về việctái chế nước? Tôi muốn hỏi mà chẳng thể. À! Mà các anh cũng đã tiếp tục hànhtrình rồi. Tôi biết, hôm nay các anh rủ nhau đi tàu điện ngầm để qua đảo Sentosachơi. Chúc các anh một ngày đi chơi vui vẻ! ***Từ Cù lao Phố quê anh vừa qua khỏi chiếc cầu sắt Rạch Cát để vào thành phố, theodọc con đường ven sông có một nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho cả thànhphố.Tôi còn biết ở gần đó, gie ra sông có một cái quán “nhậu” mà anh và các bạn thỉnhthoảng ra ngồi. Ở đây, các anh hay gọi các món cá. Món cá ch ...

Tài liệu được xem nhiều: