Danh mục

Vũ Hạnh - Nhà lí luận phê bình tiêu biểu của phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.45 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể xem Vũ Hạnh là người đi đầu trong phong trào Bảo vệ văn hoá dân tộc ở miền Nam trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng. Với bút lực mạnh mẽ, Vũ Hạnh đã đem ngọn lửa cách mạng chuyển vào trong những trang văn, đem niềm tự hào dân tộc cổ vũ cho hoạt động cách mạng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vũ Hạnh - Nhà lí luận phê bình tiêu biểu của phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 90-99 VŨ HẠNH - NHÀ LÍ LUẬN PHÊ BÌNH TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO BẢO VỆ VĂN HÓA DÂN TỘC Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 Nguyễn Xuân Huy Trường Đại học Hùng Vương1. Mở đầu Vũ Hạnh (tên thật là Nguyễn Đức Dũng) sinh năm 1926, tại Quảng Nam.Ông vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, vừa là nhà nghiên cứu, phê bình văn học.Ông không chỉ nổi tiếng với các bút danh như Cô Phương Thảo, Nguyên Phủ, MinhHữu, Hoàng Thành Kì. . . hết mình vì văn nghệ dân tộc, mà còn được biết đến nhưmột nhà cách mạng giàu lòng yêu nước. Suốt từ năm 1956 đến năm 1975, ông đãtích cực hoạt động công khai đấu tranh chống văn hoá nô dịch, đồi truỵ của địch ởvùng Sài Gòn - Gia Định. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông được bầu làmTổng thư kí Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Có thể xem Vũ Hạnh là người đi đầu trong phong trào Bảo vệ văn hoá dântộc ở miền Nam trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng. Với bút lực mạnh mẽ, Vũ Hạnh đãđem ngọn lửa cách mạng chuyển vào trong những trang văn, đem niềm tự hào dântộc cổ vũ cho hoạt động cách mạng. Trong suốt quá trình hoạt động, Vũ Hạnh đãkhông chỉ tạo nên sức mạnh về tinh thần cho thế hệ trẻ miền Nam mà còn khôngngừng sáng tạo văn học nhằm lưu giữ vẻ đẹp văn chương và làm trong sáng nền vănnghệ đang bị đầu độc, bị tha hoá bởi một lớp người ham danh vị, tiền tài... VũHạnh đã có một số bài viết về từng khía cạnh để đóng góp cho sự phát triển củaphong trào này [1;83]. Nhưng ở đây, chúng tôi sẽ triển khai vấn đề toàn diện trêncả ba mặt lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học, nhưng tất cả đều quy tụ vào tinhthần bảo vệ văn hóa dân tộc.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Triển khai những điểm tựa lí thuyết cho quan điểm bảo vệ văn hóa dân tộc Nhìn chung, Vũ Hạnh đã tạo lập cho mình và cho Phong trào một hệ thốnglí luận tương đối hoàn chỉnh với một cái nhìn khoa học, dân tộc và hiện đại. Tư90 Vũ Hạnh - nhà lí luận phê bình tiêu biểu của phong trào bảo vệ văn hóa...tưởng của ông được thể hiện chủ yếu trong Chín điểm trong văn nghệ (sau được inthành tập tiểu luận Tìm hiểu văn nghệ, Trí Đăng xuất bản, Sài Gòn, 1970) và mộtsố nhận định trong các bài điểm sách thường kì, đặc biệt là các bài phê bình nhữngcông trình nghiên cứu, tuyển chọn từ 1959-1964. Trong hệ thống tư tưởng văn nghệcủa Vũ Hạnh, chúng tôi thấy một số điểm đáng lưu ý, đó là: Đặc trưng của văn nghệ : Về cơ bản, đặc trưng của văn nghệ được VũHạnh nhấn mạnh vào hai phương diện: Đặc trưng về đối tượng và đặc trưng vềphương tiện biểu hiện của văn nghệ. Vũ Hạnh cho rằng đối tượng của văn nghệchính là hiện thực rộng lớn. Sự thực trong văn nghệ là sự thực tiêu biểu, phổ quát,mang tính thời đại. Nhưng văn nghệ lại có thể chấp nhận hư cấu như một thủ phápđể kiến tạo ý nghĩa. Cái nghệ thuật phản ánh chính là “một quan hệ người kết tinhtrong sự vật” hoặc bản thân con người với những giá trị biểu trưng của nó. Vũ Hạnhquan niệm: Con người trong văn nghệ cần phải được mô tả sâu sắc, linh động, “tứclà phải thể hiện được cái cá biệt tính với cái xã hội tính”. Từ đó, ông vươn tới nhữngkhái quát về hình tượng nghệ thuật và coi đó là một dấu hiệu đặc trưng của nhậnthức luận văn nghệ. Hình tượng tạo ra xúc cảm nghệ thuật, gợi lên ở độc giả nhữngxúc động chân thành. Ông phát biểu: Rung cảm và soi sáng, rung cảm để mà soisáng, hoặc soi sáng để rung cảm, hai sự kiện này hoàn toàn thống nhất qua mộthình tượng đắc dụng [2;119]. Hình tượng khi có sự phối hợp nhuần nhuyễn hai tínhchất tiêu biểu và linh động thì sẽ đạt tới tính điển hình. Văn nghệ và ý thức tư tưởng : Văn nghệ là một “hình trạng” ý thức xãhội, nhưng nó không nằm ở những nhận thức cảm tính, thuần túy của ý thức mà từsự dung hoà đa dạng và phong phú của tình cảm (cảm tính) với lý trí (lý tính) vàý thức xã hội. Lí giải về các hình thái tư tưởng trong văn nghệ, Vũ Hạnh cho rằng,chính sự tác động lâu bền của nền tảng luân lý vào trong tư tưởng của con người,khiến cho khi “bộc lộ ra tác phẩm nghệ thuật”, nó trở thành yếu tố hoàn toàn tiềmthức. Văn nghệ và hiện thực: Khẳng định văn nghệ thoát thai từ đời sống, VũHạnh cho rằng văn nghệ cần gắn liền với “cuộc sống lớn lao, nhọc nhằn nhưng đầyvinh quang”. Phản ánh là một năng lực vô song của văn nghệ, nhưng không phảivăn nghệ phản ánh sự thực một cách giản đơn, thuần tuý. Vũ Hạnh thấy rằng nhàvăn phải có trách nhiệm tôn trọng sự thực, đó là cái thực tại phát triển khôngngừng để tự nâng cao [2;72]. Đi tìm mối liên hệ giữa tác phẩm và cuộc đời, ông ghinhận: chân thực là một giá trị nhưng chân thực còn mang ý nghĩa là sự sáng tạo.Mà cội nguồn của sáng tạo là rung động nghệ thuật. Rung cảm không chỉ là yếutố thể hiện sự thống nhất giữa con ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: